Đây là một phần nội dung trong quyển “VENEERS : Từ Lầm Tưởng, Nguy Cơ đến Thực Tế Lâm Sàng” do Tự học RHM phối hợp với Yhoc.pro biên soạn. Quyển sách này tập hợp các kiến thức liên quan và quy trình lâm sàng do tác giả với nhiều năm kinh nghiệm viết ra. Các bác sĩ có nhu cầu đọc đầy đủ xin vui lòng liên hệ qua Zalo 0987897619, hoặc truy cập vào trang web nhé. Đọc mã “tự học RHM” sẽ được freeship + giảm 50K cho bản bìa cứng, còn ebook sẽ được giảm 50K nghen! Cảm ơn cả nhà đã ủng hộ.
Mặt dán sứ đã trải qua quá trình phát triển vượt bậc do việc mài răng ít hơn. Điều này có thể thực hiện được nhờ vào việc lập kế hoạch và mài sửa soạn phù hợp xuyên qua mock-up, sử dụng kính phóng đại và những phát triển mới về vật liệu sứ. Chương này mô tả các bước để sửa soạn thành công.
1. Bắt đầu mài veneer
Nếu bệnh nhân chấp nhận test nụ cười (mock-up) và quyết định thực hiện theo kế hoạch điều trị của nha sĩ (bao gồm cả chi phí), bạn có thể bắt đầu mài sửa soạn (Hình 6-1). Trước khi bệnh nhân đến, phụ tá sẽ sắp xếp các mẫu nghiên cứu, các mẫu có phủ wax-up chẩn đoán, silicone index được làm từ silicone trong phòng lab (để kiểm soát quá trình mài) và một index được làm từ silicone truyền thống (để làm veneer tạm).



1.1. Mock-up
Việc mài sửa soạn veneer cần phải được thực hiện thông qua mock-up (test-drive veneers). Tại sao chúng ta nên chuẩn bị trên test-drive veneer? Giả sử chúng ta bắt đầu mài răng tự nhiên. Trong trường hợp đó, nguy cơ lộ ngà răng là rất cao. Độ dày của men răng thường khác với những gì trong sách giải phẫu và khác với mong đợi của nha sĩ. Bệnh nhân có thể bị mòn men răng do sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng hoặc kem đánh răng có tính mài mòn, hoặc có thể bị mòn hoặc khiếm khuyết men răng. Việc mài trên mock-up sẽ xem xét đường viền chính xác mong muốn cho mặt dán sứ. Trong hầu hết các trường hợp, có thể tránh được tình trạng lộ ngà răng.
- Index silicon làm template để kiểm soát mài sửa soạn
Silicone index dựa trên wax-up chẩn đoán từ silicone cứng và nên được cắt thành hai phần (Hình 6-2a). Mặt trong sẽ được sử dụng để kiểm soát khoảng trống cần thiết cho cạnh cắn của mặt dán (Hình 6-2b), và mặt trong để kiểm soát thể tích của mặt dán từ phía ngoài (Hình 6-2c).


Khi cắt index silicon, dao số 13 và quy trình phải được thực hiện trên một miếng kính. Cắt index mà không có nền vững chắc có thể gây thương tích cho tay của nha sĩ. Đường viền của đường cắt nên được thực hiện dọc theo cạnh cắn – nhiều hơn một chút về phía mặt trong (Hình 6-2a), sao cho cạnh răng cửa vẫn nằm ở phần khẩu cái của index. Đường cắt ít nhất phải bao gồm các răng kế răng cần mài. Sau đó, từ đường cắt răng cửa, thực hiện một đường cắt ngang về phía khẩu cái, chia index thành hai phần riêng biệt: khẩu cái (phần A) và môi (phần B).
Khi đó phần răng cửa (phần B) nên được làm ngắn lại, không gây cản trở tầm nhìn trong quá trình kiểm soát sửa soạn. Bây giờ phần A có thể được sử dụng để kiểm soát việc hạ cạnh cắn và phần B để kiểm soát việc thu nhỏ cấu trúc răng ở mặt ngoài.
1.2. Mười bước để mài veneer
Bước 1: Mài rãnh ngang (chuẩn bị xuyên qua mock-up)
Các rãnh ngang được tạo ra trên mặt ngoài và rìa cắn của răng (Hình 6-3a). Trên mặt ngoài, các rãnh phải có độ sâu khoảng 0,4 mm (mũi khoan số 868B018), còn ở rìa cắn, chúng ta sử dụng mũi khoan đặt vuông góc với trục răng để có được rãnh 1,5 mm (mũi khoan số 68016). Để ước tính tốt hơn mức độ hạ mô thực sự, chúng tôi đánh dấu đáy rãnh bằng bút chì (Hình 6-3b). Sau đó, chúng tôi loại bỏ các lớp veneer test-drive (mock-up; Hình 6-3c).

Bước 2: Đường viền
Sửa soạn đường viền bằng mũi khoan kim cương tròn (số 801012) xung quanh mặt ngoài (Hình 6-3d). Việc sửa soạn được thực hiện rất nhẹ nhàng, không quá sâu về phía mô răng và không quá gần nướu (hãy nhớ rằng đây chỉ là đường viền ban đầu mà thôi!) Nếu sửa soạn quá sâu, chúng ta có thể tạo ra “máng xối”. Hãy nhớ chỉ phác thảo 1 đường hoàn tất! Theo đó, mài sửa soạn sẽ ở mức độ nông và có thể được làm sâu hơn ở bất kỳ bước nào của quá trình mài tiếp theo nếu cần thiết. Mũi khoan thuôn 6844014 cũng có thể được sử dụng để tạo ra đường viền sửa soạn

Bước 3: Hạ răng cửa
Cạnh cắn hạ từ 1,5 đến 2 mm so với chiều dài cuối cùng dự kiến của veneer. Mũi khoan phải được đặt vuông góc với trục răng khi cắt cạnh cắn. Không chuẩn bị đường hoàn tất vát mép (chamfer) trên bề mặt khẩu cái. Mài sửa soạn ở cạnh cắn răng cửa phải được hoàn tất bằng việc mài butt joint – loại sửa soạn này vẫn được các tác giả ưa chuộng hơn.
Bước 4: Mài mặt ngoài
Trong bước tiếp theo, việc mài hạ mặt ngoài được thực hiện bằng cách mài cấu trúc nằm giữa các rãnh ngang (Hình 6-3e). Việc làm phẳng bề mặt phải được thực hiện theo ba độ nghiêng khác nhau, tùy thuộc vào phần nào của răng được sửa soạn: cổ răng, giữa hoặc cạnh cắn (Hình 6-3f).


Khi sửa soạn mặt ngoài, mũi khoan phải luôn được định vị sao cho có được ba bề mặt riêng biệt với các góc khác nhau: cổ, giữa và cạnh cắn.
Bước 5: Sửa soạn 45 độ (chuẩn bị “khuỷu tay”)
Khi mặt bên là cấu trúc răng khỏe mạnh, thông thường không cần thiết phải đưa mũi khoan đi về phía khẩu cái; tuy nhiên, quan trọng là phải chuẩn bị khoảng đường vòng lớn nhất (embrasure) nằm dưới vùng tiếp xúc để che đi viền veneer. Để đạt được điều này, mũi khoan cần được đặt ở góc 45 độ và cần tạo một đường viền nhẹ nhàng dưới điểm tiếp xúc bên (Hình 6-3g). Người thực hiện phải luôn kiểm soát việc sửa soạn răng bằng cách quan sát các răng đã sửa soạn từ các góc độ khác nhau: từ mặt trước, trái và phải (Hình 6-3h).

Bước 6: Mài mặt bên
Nếu điểm tiếp xúc lỏng, sửa soạn 45 độ thường là đủ. Trong trường hợp các điểm tiếp xúc mạnh, nên làm lỏng nhẹ các mặt tiếp xúc bằng giấy nhám kẽ (Hình 6-3i). Mục đích của việc nới lỏng các mặt tiếp xúc là tạo khoảng trống cho vật liệu lấy dấu tự do đi vào mặt bên và để lộ đường hoàn tất. Không nên nhầm lẫn việc nới lỏng các mặt tiếp xúc với việc giải phóng các mặt tiếp xúc, đây là một kỹ thuật riêng biệt được mô tả trong bước tiếp theo.

Bước 6 biến đổi: mài mặt bên ra đến khẩu cái
Trong một số tình huống lâm sàng, cần phải che phủ toàn bộ phần tiếp xúc bên bằng một veneer.
Chúng ta sẽ thực hiện quy trình như vậy khi:
- Có một phục hồi hiện trên các mặt bên (Hình 6-3j)
- Dự định dịch chuyển đường viền giữa hai răng liền kề
- Dự định đóng khe hở
- Cần phải chỉnh lại độ rộng của từng răng
- Với mục đích này, các mặt bên phải được chuẩn bị sao cho điểm chạm mặt bên của veneer được di chuyển về phía khẩu cái (Hình 6-3k).

Bước 7: Đặt chỉ co nướu đầu tiên
Giả sử chưa đặt chỉ co nướu nào (ví dụ dây #000, Ultradent, không có chất cầm máu). Bây giờ là thời điểm thích hợp để đặt nó vào khe nướu để giảm thiểu sự co rút nướu (Hình 6-3l).

Bước 8: Dịch chuyển đường hoàn tất về phía đường viền nướu
Đường hoàn tất phải được đưa lại gần nướu hơn và đường viền phải được đánh dấu rõ ràng cho kỹ thuật viên nha khoa (mũi khoan 6844014).
Bước 9: Kiểm soát mài sửa soạn bằng silicone index và hiệu chỉnh bằng mũi khoan kim cương mịn
Nên đặt index silicon và kiểm tra việc mài ở các mức độ khác nhau của mặt ngoài (Hình 6-3m) và từ cạnh cắn (Hình 6-3n). Những vị trí cần mài nhiều hơn nên được chỉnh sửa bằng mũi khoan số 8868016 (Hình 6-3o) và kiểm tra lại bằng silicone index.


Bước 10: Làm mịn bề mặt sau cùng
Cuối cùng, bề mặt được làm phẳng bằng mũi đánh bóng silicon số 9608 (Brownie Point, trước đây được sử dụng để đánh bóng amalgam, 5000 vòng/phút). Việc làm mịn được thực hiện cho đến khi toàn bộ bề mặt phản chiếu ánh sáng (Hình 6-3p). Sau khi đánh bóng, tất cả các khuyết điểm (chẳng hạn như các cạnh sắc và các góc không được bo tròn) đều có thể nhìn thấy rõ ràng. Nếu cần thiết, có thể thực hiện chỉnh sửa bằng mũi kim cương siêu mịn và đánh bóng bằng mũi đánh bóng.

2. Tóm tắt quá trình mài veneer



Nguồn: Zarow, M., Devoto, W., Henrique, M., Hardan, L., Nicastro, M., & Rondoni, D. (2023). Veneers fantasy, risk, success. Quintessence Publishing.
Tự học RHM
Website: https://tuhocrhm.com/
Facebook: https://www.facebook.com/tuhocrhm
Instagram: https://www.instagram.com/tuhocrhm/