1. Các trường hợp cần phẫu thuật chỉnh nha (orthognathic surgery – OGS)
Các đặc điểm như mặt nhô, môi đóng không kín, 1/3 mặt dưới dài hơn và mặt phẳng khớp cắn tương đối thấp khiến răng nanh hàm trên và răng cối nhỏ bị che bởi môi dưới, tất cả đều là manh mối cho thấy nguyên nhân do xương trong tình trạng hở nướu quá mức. Nếu cười ‘hở nướu’ mà có răng cửa trùng với mặt phẳng nhai, thì rất có thể nghi ngờ hàm trên phát triển quá mức. Góc SNGoGn cao, thể hiện mặt phẳng hàm dưới nghiêng so với đáy trước của hộp sọ, cho thấy mô hình phát triển của xương chủ yếu là theo chiều thẳng đứng (Hình 1). Ngoài ra, khoảng cách giữa mặt phẳng khẩu cái và các rìa cắn của răng cửa hàm trên của những BN có VME lớn hơn khoảng 2 mm so với giá trị trung bình ở những bệnh nhân không có VME. Hầu hết các đối tượng có biểu hiện hở nướu quá mức đều có xu hướng biểu hiện sai lệch hạng II ở xương, trong khi đó ít có khả năng bị lệch xương hạng III.

Mức độ nghiêm trọng của hở nướu và các vấn đề về xương liên quan quyết định các lựa chọn điều trị. Đối với những bệnh nhân có VME loại III, có đặc điểm là lộ nướu ≥ 8 mm, phẫu thuật cắt xương hàm trên LeFort I có thể chỉnh sửa xương và độ lộ nướu liên quan. Hàm dưới có thể xoay lên trên và ra phía trước để khớp hàm trên, nhưng có thể cần phải phẫu thuật cắt xương hàm dưới trong một số trường hợp nhất định để thiết lập khớp cắn ổn định. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉnh nha có morbidity cao. Ngoài ra, nó có chi phí cao vì quy trình này phải được thực hiện trong bệnh viện. Garber và Salama đã giới thiệu một phân loại của VME và đưa ra các phương thức điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của nó. Điều trị chỉnh nha hoặc các quy trình tái định vị môi đại diện cho các lựa chọn thay thế để quản lý nụ cười “hở nướu” đối với VME loại I hoặc loại II dựa trên giảm chấn thương so với OGS.

2. Các trường hợp cần chỉnh nha
Khi đường răng cửa (incisal line) không trùng với độ cong của môi dưới, cần kiểm tra toàn bộ mặt phẳng nhai. Nếu tồn tại sự khác biệt giữa răng trước và răng sau, thì việc trồi phức hợp răng – xương ổ có thể là 1 chẩn đoán. Ngược lại, nếu không có sự khác biệt nào được ghi nhận, thì VME có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng hở nướu và răng quá nhiều.
Trời phức hợp răng – xương ổ có thể do khớp cắn không ổn định. Do đó, răng hàm trên có thể phát triển quá mức, đồng thời, nướu và xương ổ răng sau đó sẽ di chuyển về phía mặt nhai. Các cạnh cắn của răng trước có thể được che bởi môi dưới khi cười hết cỡ. Một đường tưởng tượng vẽ từ răng nanh hàm trên từ phần hàm 1 đến phần hàm 2 hoặc một mảnh chỉ nha khoa có thể được sử dụng để xác định bất kỳ sự khác biệt nào giữa sự thẳng hàng ở mặt phẳng khớp cắn trước và sau. Ở những bệnh nhân có chẩn đoán trồi phức hợp răng – xương ổ, điều trị chỉnh nha được ưu tiên hơn là các thủ thuật kéo dài thân răng để điều chỉnh nụ cười ‘hở nướu’. Chỉnh nha là một thủ thuật không xâm lấn và có thể đưa toàn bộ hệ thống răng – nướu về phía chóp hơn. Làm dài thân răng kết hợp phục hình là một phương pháp điều trị xâm lấn nhằm định vị lại đường răng cửa và phục hồi các tỷ lệ của răng. Tuy nhiên, rất khó để khôi phục kích thước lý tưởng do cổ răng trở nên hẹp hơn sau các thủ thuật phẫu thuật (Hình 4). Viền nướu nên sâu hơn trong khe nướu, để phần profile của răng có thể phát triển từ dạng hẹp ở vùng sâu hơn đến dạng rộng hơn ở vùng tiếp xúc với răng bên cạnh. Nếu không, việc phục hình có thể bị lồi, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Do đó, tỷ lệ thân răng và sự khác biệt về kích thước gần xa giữa thân răng và chân răng cần được cân nhắc khi lựa chọn điều trị chỉnh nha hoặc phẫu thuật. Bất kể thủ thuật nào được lựa chọn, điều bắt buộc là phải thiết lập khớp cắn để đảm bảo sự ổn định lâu dài.

Nguồn: Hung, Y.-J., Lin, I.-P., Wang, S.-H., & Hsiang-Hua Lai, E. (2021). A stepwise approach to the correction of excessive gingival display: An integrative review of the literature. Australasian Orthodontic Journal, 36(2), 184–194. https://doi.org/10.21307/aoj-2020-021