1. Giới thiệu
Đau dây thần kinh sinh ba (TN) là một tình trạng đau thần kinh liên quan đến dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh sọ V). Nguyên nhân là do chấn thương hoặc tổn thương dây thần kinh. Nó đặc trưng bởi các cơn đau dữ dội tái phát ở mặt. Các cơn đau được bệnh nhân mô tả là ngắn, sắc, giống như điện giật, nhói, đâm, đau rát hoặc bỏng rát. Cơn đau kéo dài trong vài giây đến vài phút. Nhiều cơn đau có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Giữa các cơn đau kịch phát dữ dội, có thể có cảm giác đau kéo dài ở vùng mặt. Các cơn đau thường cách nhau bằng thời gian dài thuyên giảm. TN xảy ra ở một hoặc nhiều nhánh (V1, V2, V3) của dây thần kinh sinh ba. Đặc trưng của tình trạng đau này là sự hiện diện của các điểm kích hoạt, có thể được kích hoạt bằng cách chạm nhẹ hoặc chuyển động. Ví dụ điển hình của những tác nhân này bao gồm đánh răng, cạo râu, nói chuyện, ăn uống hoặc để nước lạnh/không khí lạnh tiếp xúc với mặt. Các điểm kích hoạt có thể nằm trên răng (hiếm khi).
Đau thường đi kèm với một cử động giật không tự chủ của mặt. TN hầu như luôn 1 bên.
Tỷ lệ các trường hợp TN mới trong dân số chung là 12/100 000 mỗi năm. TN phổ biến hơn ở bệnh nhân trên 50 tuổi, trung bình là 60 tuổi. Khi bệnh nhân già đi, các cơn đau có thể trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân phổ biến nhất của TN được cho là do chèn ép rễ thần kinh sinh ba gần với nơi nó đi vào cầu não. Trong phần lớn các trường hợp, một động mạch sai lệch, thường là động mạch tiểu não trên, làm nén dây thần kinh sinh ba ở cầu não khi nó phát sinh từ thân não. Khi bệnh nhân già đi, các mạch máu giãn ra và não bị chùng xuống gây ra các mạch máu không ổn định. Các mạch máu không ổn định này rung động gây ra bất thường tạo ra các xung động cảm giác.

Các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác của TN rất nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng bao gồm chứng phình động mạch hoặc dị dạng động mạch (AV), khối u hoặc tổn thương viêm liên quan đến bệnh đa xơ cứng. Tỷ lệ TN ở bệnh nhân đa xơ cứng lớn hơn 20 lần so với dân số nói chung. Đa xơ cứng là tình trạng thần kinh phổ biến nhất ảnh hưởng đến thanh thiếu niên.
3. Chẩn đoán
Ở hầu hết bệnh nhân, TN khá dễ chẩn đoán dựa trên tiền sử điển hình. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý đến những bệnh nhân có các triệu chứng bao gồm tê hoặc yếu cơ mặt vĩnh viễn, có biểu hiện không điển hình như TN hai bên hoặc trẻ hơn 50 tuổi.
4. Dọa đau dây thần kinh sinh ba (pre-trigeminal neuralgia)
Đôi khi bệnh nhân bị đau răng hoặc hàm trước đó, được gọi là dọa đau dây thần kinh sinh ba, có thể kéo dài vài phút đến hàng giờ. Nó có thể được kích hoạt bởi cử động hàm hoặc uống nóng, lạnh. Nó đã được chứng minh là cuối cùng sẽ thành TN điển hình trong vài ngày hoặc thậm chí nhiều năm sau đó. Đặc biệt quan trọng là trong giai đoạn đầu, dọa đau dây thần kinh sinh ba có thể giống như đau răng. Ngay cả những BS có kinh nghiệm cũng có thể mắc sai lầm trong việc chẩn đoán những bệnh nhân này. Thông thường, bệnh nhân bị dọa đau dây thần kinh sinh ba phải trải qua nhiều thủ thuật nha khoa nhưng không giảm đau. Nhận biết sớm cơn đau này, và cho thuốc thích hợp, có thể tránh được các thủ thuật không cần thiết.
LƯU Ý: Hãy lưu ý về kiểu đau răng không tăng lên, đặc biệt nếu các từ mô tả mà bệnh nhân sử dụng không phải là đặc trưng của đau răng, ví dụ như đau chói, bỏng rát, rung giật hoặc điện giật.
Các triệu chứng của dọa đau dây thần kinh sinh ba thường không phải là cơn đau buốt như điện giật đặc trưng của TN cổ điển. Bệnh nhân thường nhớ chính xác ngày mà cơn dọa đau dây thần kinh sinh ba của họ chuyển thành đau dây thần kinh sinh ba.
5. Hỏi bệnh
Những câu hỏi hữu ích để hỏi nếu nghi ngờ đau dây thần kinh sinh ba
Bạn đau như thế nào?
Cơn đau như điện giật hoặc như dao đâm trong thời gian ngắn là biểu hiện của TN.
Bạn thường bị đau như thế nào?
Đau do TN đặc trưng bởi nhiều vết đau ngắn, sắc nhọn.
Cơn đau kéo dài bao lâu?
Cơn đau do TN hiếm khi kéo dài hơn 30 giây đến một phút.
Có điều gì gây ra hoặc kích hoạt cơn đau không?
Chạm vào mặt, để mặt tiếp xúc với gió hoặc nước lạnh, cạo râu, nhai và nói chuyện là những yếu tố gây ra TN.
Đau ở đâu?
TN luôn xảy ra dọc theo một hoặc nhiều phân chia của dây thần kinh sinh ba (Hình 19‐1).
Trong thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 10 là mức độ đau nặng nhất mà bạn có thể tưởng tượng, mức độ đau của bạn nghiêm trọng như thế nào?
Bệnh nhân TN luôn đánh giá cơn đau của họ là 9 hoặc 10 trên 10.
Cơn đau có đánh thức bạn không?
Cơn đau thường không làm bệnh nhân thức giấc vào ban đêm.
Cơn đau xuất hiện khi bạn thức dậy hay nó xảy ra sau khi bạn thức dậy?
Bệnh nhân thường thức dậy không đau, nhưng đau khi họ bắt đầu nói chuyện hoặc ăn uống.
Cơn đau có liên tục hay có những lúc không đau không?
TN xảy ra theo từng cơn đau dữ dội, thường sau đó là những khoảng thời gian không đau. Khi được hỏi, bệnh nhân có thể nhớ lại một vấn đề tương tự đã xảy ra trong quá khứ.
Bạn đã từng bị đau tương tự trong quá khứ chưa?
Nhiều đợt TN có thể xảy ra. Ngược lại, bệnh nhân có thể thuyên giảm giữa các đợt.
Thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol (acetaminophen) hoặc thuốc chống viêm không steroid (aspirin hoặc ibuprofen) có làm giảm cơn đau không?
Thuốc giảm đau không opioid hiếm khi làm dịu cơn đau dữ dội của TN.
Bạn chỉ bị đau ở một bên hay cả hai bên mặt?
Đau hai bên rất hiếm gặp ở TN.
Cơn đau ngày càng dữ dội hơn theo từng đợt hay mỗi lần đều như nhau?
Các triệu chứng tồi tệ hơn làm tăng khả năng bị tổn thương cấu trúc (ví dụ như khối u) gây ra cơn đau.
Bạn có nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác như khó nuốt, yếu mặt hoặc thay đổi thị lực hoặc thính giác không?
TN có thể là triệu chứng của một bệnh lý có từ trước như bệnh đa xơ cứng, tổn thương xâm lấn hoặc cấu trúc giải phẫu bất thường chèn ép hoặc thâm nhiễm vào dây thần kinh
6. Các xét nghiệm xác nhận đau dây thần kinh sinh ba (TN)
Chẩn đoán hầu như luôn được thực hiện trên lâm sàng chứ không phải bằng các xét nghiệm hoặc hình ảnh. Tiền sử điển hình là xác nhận quan trọng nhất của TN. Do đó, xét nghiệm máu hoặc chụp X quang không cần thiết để xác định chẩn đoán. Khi các xét nghiệm hoặc hình ảnh được sử dụng, chúng dùng để loại trừ các nguyên nhân khác, đặc biệt khi có các đặc điểm không điển hình trong bệnh sử hoặc khám.
Bệnh nhân TN điển hình có thể quá mẫn cảm trên bề mặt của mặt cùng bên với cơn đau. Các đặc điểm không điển hình bao gồm thiếu cảm giác, giảm cử động của khuôn mặt hoặc các dấu hiệu thần kinh sọ bất thường khác:
• Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được thực hiện để loại trừ tổn thương chèn ép hoặc viêm não hoặc tổn thương viêm khác (ví dụ như đa xơ cứng)
• Chụp mạch cộng hưởng từ có thể cho thấy một mạch máu (thường là động mạch tiểu não trước trên) chèn ép dây thần kinh sinh ba gần với vùng đi vào rễ thần kinh tại các cầu não trong thân não
• Cơn đau TN thường thuyên giảm bằng các thuốc giảm đau thần kinh (ví dụ như carbamazepine hoặc gabapentin).
7. Những lựa chọn điều trị
Thuốc là liệu pháp đầu tiên cho TN vì nó đã được chứng minh là thành công trong việc điều trị cơn đau. Các loại thuốc thường được sử dụng là Tegretol® (carbamazepine), Lyrica® (pregablin), Neurontin® (gabapentin) và Lamictal® (lamotrigine).

Ở một số bệnh nhân, thuốc không hiệu quả hoặc không được dung nạp do tác dụng phụ. Có các lựa chọn phẫu thuật cho những trường hợp này:
• Một thủ thuật cắt trong đó chức năng cảm giác của dây thần kinh sinh ba bị cố ý loại bỏ (thông qua phương pháp đông lạnh, phẫu thuật bằng dao gamma, tiêm cồn hoặc glycerol).
• Một quy trình bảo tồn trong đó dây thần kinh được giải áp và chức năng cảm giác của nó thường được bảo toàn (giải áp vi mạch).
Giải áp vi mạch là phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến nhất do kết quả lâu dài thuận lợi hơn và nguy cơ mất cảm giác ở mặt thấp hơn. Quy trình này bao gồm phẫu thuật thông qua một vết rạch sau tai để xác định vị trí và dịch chuyển mạch máu đang nén dây thần kinh sinh ba khi nó phát sinh từ thân não. Một miếng bọt biển Teflon® được đặt giữa mạch máu và dây thần kinh để duy trì sự tách biệt của hai cấu trúc, giúp giải nén dây thần kinh.

Nguồn: Moule, A. J., & Hicks, M. L. (2017). Diagnosing dental and orofacial pain: A clinical manual. John Wiley & Sons, Inc.