1. Giai đoạn thử trước khi gắn


Ảnh 1. Răng 21 có phục hồi khiếm khuyết, răng bị nghiêng trong
Ảnh 2. Sửa soạn cho veneer
Ảnh 3. Ảnh cần thiết để gửi cho KTV. Các bảng so màu nên được đặt ở cạnh cắn các răng, trên cùng mặt phẳng ngang với răng cửa. Nên tăng độ tương phản để làm chi tiết hơn các màu.

Hình 5. Feldspathic porcelain veneer.
Để tiến hành thử trong miệng, trước tiên cần chuẩn bị răng; cẩn thận loại bỏ phục hình tạm để bảo toàn tính toàn vẹn của chất nền cũng như mô nướu. Chảy máu mô nướu là điều vô cùng bất lợi đối với xi măng nhựa, vì quy trình gắn xi măng veneer không thể được cách ly tuyệt đối, và do đó việc kiểm soát độ ẩm và chảy máu là khá quan trọng và phức tạp. Sự xâm nhập của máu hoặc nước bọt dưới lớp veneer có thể dẫn đến tình trạng ngả màu hơi nâu hoặc bong dán sau một thời gian ngắn.
Đối với phục hình tạm composite hoặc bis-acrylic có khả năng xoi mòn và liên kết tại chỗ, các mũi khoan kim cương được khuyến nghị để mài bỏ ban đầu, sau đó sử dụng các lưỡi dao mổ để loại bỏ hoàn toàn nhựa (Hình 6). Bằng cách này, chất nền sẽ được đảm bảo nguyên vẹn. Sau khi loại bỏ phục hình tạm, nên thực hiện một biện pháp dự phòng cho lớp nền bằng cách sử dụng bàn chải (Hot Spot Design®, Brazil), với độ mềm của lông bàn chải được lựa chọn theo kiểu biotype nha chu, sử dụng pumice và nước để loại bỏ các chất cặn. Sau đó, phục hình phải được đặt mà không có bất kỳ vật liệu nào xen vào giữa sứ và răng, để đánh giá sự khít sát sau khi làm sạch và làm khô chất nền.

reducing the buccal volume (b). Final removal with #12 scalpel blade (c).
Khi nhận thấy bất kỳ sự sai lệch nào của các phục hình sứ, việc chẩn đoán các nguyên nhân là bắt buộc. Đối với sự không khít sát ở nhiều phục hình, các điều chỉnh thường không cần, vì các lỗi kỹ thuật thường ở trong các giai đoạn lấy dấu và / hoặc chế tác sứ trong labo. Lúc này, lý tưởng nhất là lấy dấu lại. Đối với các trường hợp 1 vài phục hình không khít sát, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện các điều chỉnh ở lớp nền, không phải trong phục hình sứ, bằng cách sử dụng đĩa nhôm oxit hạt thô ( Sof-Lex Pop-On®, 3M ESPE, USA) hoặc mũi khoan kim cương dòng F (KG®, Brazil), vì có thể vẫn còn điểm lưu trong quá trình sửa soạn. Đối với những trường hợp cụ thể và với kinh nghiệm lâm sàng, bác sĩ có thể điều chỉnh phục hình bằng các đĩa hoặc mũi kim cương như trên, miễn là việc điều chỉnh không nằm trên các mảnh hoặc mặt dán sứ không mài.
Sau khi kiểm tra sự khít sát của các phục hình, bước thử xi măng nhựa bắt đầu bằng cách sử dụng paste thử màu (Hình 7). Một số nhà sản xuất cung cấp paste thử cho các loại xi măng nhựa quang trùng hợp tương ứng của họ, ứng dụng dễ dàng với veneer, không can thiệp gì vào vị trí cũng như sự khít sát của veneer nhờ độ chảy tuyệt vời và dễ dàng loại bỏ khỏi bề mặt vì chúng tan trong nước, nhưng không có loại thử nào tuân theo cùng một hệ thống màu tiêu chuẩn (Bảng 1).

Variolink Veneer®, Ivoclar Vivadent, Liechtenstein) (b1). Đặt veneer với try-in paste +3 (b2). Low Value try-in paste (-3, Variolink Veneer®, Ivoclar Vivadent, Liechtenstein) (c1). Đặt veneer với try-in paste -3 (c2).


Về mặt kỹ thuật và cụ thể, đối với việc thử veneers, paste trong (Medium, Variolink Veneer®, Ivoclar Vivadent, Liecheinstein) được dùng cho bề mặt bên trong của sứ (Hình 8a), tiếp theo là đặt nó trên bề mặt (Hình 8b-c), loại bỏ paste thừa bằng cọ (Hình 8d) và cuối cùng là đánh giá màu sắc thu được (Hình 8e). Trong case này, phân tích chi tiết cho thấy veneer gắn bằng paste trong có độ sáng thấp, nên cần dùng paste có màu với độ sáng cao hơn. Trong Hình 9a, việc đặt một paste sáng hơn (màu +3, Variolink Veneer®, Ivoclar Vivadent, Liecheinstein) xác nhận màu cần dùng cho quá trình gắn xi măng (Hình 9).

Hình 9. Paste thử có màu sáng hơn (shade +3, Variolink Veneer®, Ivoclar Vivadent, Liechtenstein) (a). Đặt paste vào trong phục hồi (b). Màu sau cùng (c)
Cho dù đối với veneers sứ có mài hay không mài, cho dù đối với veneers đơn lẻ hay nhiều veneers, bước thử là rất quan trọng và không nên bỏ qua. Bằng cách lựa chọn thích hợp màu của xi măng nhựa, bước thử có thể hiển thị trước kết quả cho bệnh nhân cũng như thúc đẩy sự hài hòa của màu để phù hợp với kết quả mong muốn, tăng hoặc làm giảm độ sáng của răng đã phục hồi. Đôi khi chúng ta gặp các chất nền có các màu khác nhau, được phục hồi bằng veneers sứ không sửa soạn, hoặc các trường hợp liên quan đến mão, và veneers trong đó các chất nền hoàn toàn khác nhau. Chỉ có thử mới có thể dự đoán trước những khác biệt này và mang lại kết quả thẩm mỹ hài hòa. Như được mô tả trong phần 5.3, tẩy trắng là một bước bảo tồn nhằm mục đích cân bằng và tăng độ sáng của chất nền, loại bỏ hoặc giảm lượng răng cần mài, cũng như giảm thiểu sự thay đổi trong việc sử dụng xi măng nhựa có màu.
2. Kỹ thuật gắn xi măng
Sau khi thử, phải chắc chắn rằng cả veneer và xi măng nhựa có màu được chọn sẽ tạo ra kết quả theo kế hoạch bằng cách lựa màu xi măng theo đúng màu paste thử. Sau đó, việc chuẩn bị các giao diện dán bắt đầu. Mỗi giai đoạn chuẩn bị đều cần thiết và quan trọng, cần được thực hiện với sự quan tâm và chú ý cao nhất. Việc chuẩn bị thích hợp sứ cũng như chất nền và sử dụng primer, chất dán và xi măng giúp thiết lập bề mặt kết dính, xác định sự tồn tại lâu dài của phục hồi. Điều quan trọng nên nhớ là, sứ oxit giàu alumin và zirconia thì không thể xoi mòn do thiếu silica trên bề mặt của chúng, đòi hỏi các phương pháp xử lý bề mặt khác phức tạp hơn cho quá trình gắn xi măng.
2.1. Sửa soạn cho phục hình sứ
Quá trình chuẩn bị sứ bắt đầu bằng việc thiết lập và bảo vệ bề mặt bên ngoài của veneer bằng silicone cộng hợp, để tạo điều kiện xử lý và tránh tiếp xúc giữa chất được sử dụng với bề mặt được tráng men bên ngoài. Để thực hiện, một kính Dappen được sử dụng để trộn một phần nhỏ silicone cộng hợp có độ nhớt cao, và veneer sứ được ép lên nó một cách cẩn thận, cho đến khi toàn bộ bề mặt bên ngoài được bao phủ bởi silicone (Hình 10a ). Veneer này bây giờ có thể được chuẩn bị an toàn cho xi măng kết dính. Việc phục hồi phải luôn được xử lý trong một hộp nhựa sâu. Trong trường hợp có nhiều veneers, việc cố định này có thể được thực hiện bằng silicone putty được sắp xếp thành các dải dày trên đế hộp nhựa, đặt các phần phục hình lần lượt, cạnh nhau, theo thứ tự gắn xi măng.

Axit flohydric là phương pháp xử lý bề mặt đầu tiên của sứ có chứa silica có thể xoi mòn, và nên được áp dụng để hòa tan pha tinh thể hoặc thủy tinh và tạo thành các vi ôxyt trên bề mặt sứ, tạo ra các lỗ nhỏ, dẫn đến bề mặt có độ bền cao, dễ đặt silane và xi măng (Hình 11a). Thời gian bôi của nó thay đổi tùy loại sứ, do sự khác biệt về thành phần, phạm vi cấu trúc và hàm lượng silica của những vật liệu này. Đối với axit flohydric 10% (Hình 10b), thời gian được chỉ định trong y văn là: 120 giây đối với sứ felspathic thông thường; 60 giây đối với sứ thủy tinh gia cường leucite; và 20 giây đối với sứ thủy tinh gia cố liti disilicat. Việc để lại trong khoảng thời gian dài hơn hoặc ngắn hơn so với thời gian nêu trên sẽ gây ra những hậu quả vi mô có hại trên bề mặt được xoi mòn, có thể tạo ra ăn mòn hoặc loại bỏ lượng silica dư thừa và gây bất lợi cho cả liên kết cũng như độ bền của bản thân sứ. Các nghiên cứu đã chỉ ra độc tính của axit flohydric đối với các mô mềm, cũng như rủi ro do hít phải, gây nguy hiểm cho cả nha sĩ và bệnh nhân. Do đó, các tài liệu đã chỉ ra việc sử dụng tối thiểu ở nồng độ 5%, đặc biệt là đối với sứ gia cố lithium disilicat, đòi hỏi thời gian ăn mòn hạn chế (10%, 20 giây). Việc sử dụng axit 5% trong 20 đến 120 giây trên lithium disilicate dẫn đến độ bền liên kết cao với chất nền nha khoa. Brazil-Pinto cho thấy độ bền liên kết giảm đáng kể trong thử nghiệm cắt khi sử dụng axit flohydric 10% trong 20 giây trên sứ lithium disilicat (16,7 MPa) so với cùng loại axit 5% trong cùng khoảng thời gian (21 MPa) với nồng độ axit nhỏ hơn, nó có khả năng kiểm soát vượt trội đối với việc hòa tan mạng lưới thủy tinh của sứ, và an toàn hơn khi thực hiện quá trình xoi mòn này. Chắc chắn, việc sử dụng axit flohydric 5% (Power C Etching®, BM4, Brazil) để xoi mòn sứ sẽ đạt được tỷ lệ độ bền liên kết cao và tăng tuổi thọ của veneer (Hình 10c).
Trong trường hợp này, axit flohydric 10% được đặt lên bề mặt bên trong và các viền bên trong của sứ (Hình 10d-e), tuân theo thời gian xoi mòn đối với sứ felspad thông thường (120 giây).
Sau thời gian xoi mòn, axit phải được loại bỏ khỏi bề mặt sứ bằng cách rửa với nước và vòi phun khí (Hình 10f); tuy nhiên, các muối không hòa tan còn sót lại từ quá trình xoi mòn có thể vẫn bám trên bề mặt, dẫn đến bề mặt trắng, đục làm ảnh hưởng đến sự liên kết của xi măng với bề mặt sứ. Việc loại bỏ các chất cặn này là cần thiết và có thể được thực hiện theo ba cách phổ biến nhất sau: rửa kỹ bằng vòi phun khí / nước trong 30 giây; xoi mòn bằng axit photphoric 35% trong 30 giây, tiếp theo là rửa kỹ; hoặc dùng siêu âm từ 4 đến 10 phút. Dưới phân tích bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM), người ta quan sát thấy rằng quá trình xoi mòn (axit photphoric 37%) dường như tạo ra chất cặn mới và xoi mòn quá mức sứ, sau đó tạo ra một bề mặt kém lưu giữ hơn và do đó trở nên kém thuận lợi hơn đối với liên kết (Hình 12a -b). Việc ngâm trong bể siêu âm đã cho thấy kết quả thuận lợi để loại bỏ các chất dư thừa, nhưng nó tốn thời gian so với lợi ích nhận được. Việc rửa sạch nhiều và tỉ mỉ với các tia nước / không khí để loại bỏ các chất dư thừa ở một mức độ đủ có thể so sánh với bể siêu âm mà không làm mất thêm cấu trúc và tạo ra độ bền liên kết cao bằng hoặc cao hơn so với các quy trình khác. Hơn nữa, vì là một thủ thuật rất đơn giản, không yêu cầu bất kỳ thiết bị đặc biệt, thời gian thêm hoặc kỹ thuật tốn kém, đây là quy trình được lựa chọn để loại bỏ chất dư thừa.
Sau khi rửa sạch axit flohydric và làm khô bề mặt, lúc này cần đặt silan (Hình 10g-h), một chất liên kết hóa học bao gồm một phân tử chức năng có khả năng liên kết chất hữu cơ với các chất vô cơ, đó là tác nhân chính để có được liên kết hóa học bền vững giữa monome nhựa hữu cơ gốc methacrylate và mạng silica của sứ đã xoi mòn. Silan có thể thâm nhập vào các lỗ lưu vi cơ được hình thành bởi quá trình xoi mòn và tiếp tục bao phủ toàn bộ bề mặt của sứ, bằng cách liên kết hóa học với silica hiện diện bên trong, nơi nó nằm chờ một vật liệu nhựa thúc đẩy sự liên kết giữa sứ và xi măng. Nó được đặt một lớp mỏng trên bề mặt vì lớp càng dày càng có nhiều khả năng xuất hiện các lỗi kết dính (Hình 10h), 60 giây sau đó nó được làm khô bằng tia khí nhẹ để làm bay hơi hoàn toàn. Một số tác giả khuyến nghị dùng các tia khí nóng hoặc gia nhiệt silan, với lý do là để tăng độ bền liên kết, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với liên kết, thành phần hóa học của silan thì quan trọng hơn nhiệt, cho thấy không có sự khác biệt giữa những phục hình được gắn có hoặc không đun nóng silan, miễn là tất cả dung môi đã được bay hơi.
Các tác giả của cuốn sách này, cùng với các tác giả khác, khuyên bạn không nên bôi bất kỳ chất kết dính nào lên bề mặt của phục hồi, vì như quan sát thấy trong hình ảnh SEM, chất kết dính thâm nhập vào các lỗ lưu nhỏ đượ tạo ra bởi quá trình xoi mòn và do độ nhớt của chất kết dính, nó sẽ tích tụ trên bề mặt sứ, bịt kín các lỗ này và làm cho bề mặt hoàn toàn nhẵn, dẫn đến loại bỏ lợi ích của việc lưu giữ vi cơ học. Do đó, lớp xi măng được dùng sau đó không kết hợp với lớp kết dính này, tạo ra một bề mặt có khả năng bị hỏng, vì thiếu sự liên kết cơ học của xi măng trên bề mặt sứ, và những gì chịu trách nhiệm lưu giữ sau đó quá trình chỉ là liên kết hóa học. Ngoài ra, chất kết dính dư thừa có thể tạo thành một lớp 60 đến 350 µm, có thể ảnh hưởng đến sự khít sát của phục hồi sứ với răng, vì phạm vi lý tưởng chỉ là 50 đến 100 µm. Sau khi đặt silan, bề mặt sứ đã sẵn sàng cho quá trình gắn xi măng.
2.2. Chuẩn bị bề mặt răng

Việc xử lý chất nền răng sẽ phụ thuộc vào hệ thống chất dán đã chọn (Bảng 2). Do sự hiện diện của men trong phần lớn các cùi răng gắn veneers nên quá trình gắn xi măng của veneers sứ thường được thực hiện bằng kỹ thuật total etch 2 hoặc 3 bước, với khả năng dự đoán được cao hơn, độ bền liên kết cao hơn và bít kín vùng đường viền lâu dài. Tuy nhiên, khi có ngà răng, quy trình này có thể thay đổi, chất dán tự xoi mòn và đa chế độ (multimode) cũng có thể được sử dụng, cần xoi mòn chọn lọc men và để ý đến độ dày của lớp dán, đặc biệt là trên veneer không sửa soạn, vì chất dán universal có màu vàng hơn, nhớt hơn và dày hơn, có thể ảnh hưởng đến màu xi măng gắn veneer (Hình 15).

Hình 16. Banh môi và đặt chỉ, dùng dải PTFE để bảo vệ các răng bên cạnh (a). 37% acid phosphoric (b1). Cho acid lên men 30s, ngà 15s (b2). Bôi chất dán và thổi hơi (c). Đặt veneer với lực nhẹ, liên tục, và dùng xi măng nhựa quang trùng hợp đã chọn.
Việc gắn xi măng, ngoài chất dán, cũng phụ thuộc vào loại xi măng được chọn. Nếu lựa chọn là xi măng tự dính, không cần chuẩn bị chất nền răng ngoài một phương pháp dự phòng đơn giản; đối với tất cả các vật liệu khác, cần phải chú ý đến kỹ thuật dán được lựa chọn. Hãy nhớ rằng việc sử dụng xi măng nhựa trùng hợp kép cùng với chất dán tự xoi mòn không được chỉ định.
Trước khi dùng bất kỳ vật liệu nào, cần phải cách ly các mô nướu cũng như bảo vệ những răng không bị xoi mòn (Hình 16a). Chỉ co nướu có đường kính nhỏ nhất được đặt để bịt kín đáy của khe nướu và cách ly các đường hoàn tất khỏi độ ẩm. Bước này chỉ nên được thực hiện trong các trường hợp có mài sửa soạn dưới nướu; khi mài sửa soạn nông hơn, quá trình gắn xi măng được tiến hành mà không cần đặt chỉ. Các răng bên cạnh phải được bảo vệ bằng băng polytetrafluoroethylen chống lại tác động của axit để tránh các vấn đề phát sinh từ xi măng nhựa thừa cũng như liên kết không bền với răng bên cạnh. Vì sự cách ly tuyệt đối thường có thể cản trở việc đặt phục hình cũng như việc phân tích thẩm mỹ của veneer, nên lý tưởng nhất là vùng thao tác nên được giữ khô ráo. Trong điều kiện cách ly tương đối với dụng cụ banh môi (ví dụ, Expandex®, Indusbello, Brazil), có thể tránh được bất kỳ loại ô nhiễm nào trên bề mặt răng hoặc veneer sứ từ nước bọt hoặc máu. Sau đó, axit photphoric 35% được đặt lên răng, xoi mòn 30 giây đối với men và 15 giây đối với ngà răng (Hình 16b). Sau thời gian này, cần rửa sạch và làm khô đầy đủ, phù hợp với các đặc điểm thích hợp của cấu trúc răng, và dùng hệ thống dán đã chọn, tiếp theo là thổi khí để loại bỏ chất thừa cũng như để thu được một màng rất mỏng của chất kết dính (Hình 16c).
2.3. Đặt xi măng và chiếu đèn
Để đặt phục hình chính xác, băng polytetrafluoroethylen bảo vệ nên được tháo ra khỏi các răng bên cạnh. Phục hình bây giờ phải được đổ xi măng nhựa quang trùng hợp đã chọn trong giai đoạn thử, và cuối cùng, phục hình được định vị bằng lực nhẹ và liên tục (Hình 16d). Trong tài liệu, có tranh cãi liên quan đến thời điểm loại bỏ xi măng thừa, ngay sau khi đặt phục hồi bằng một chiếc cọ và trước quá trình trùng hợp trước 5 giây.
Đối với quá trình tiền trùng hợp, quang trùng hợp được thực hiện từ 3 đến 5 giây ngay sau khi đặt veneer; nhờ đó, xi măng nhựa chuyển sang trạng thái tiền gel, tức là giữa nhớt và rắn, tạo ra xi măng polyme hóa một phần. Kỹ thuật này tạo điều kiện thuận lợi cho việc loại bỏ phần thừa có thể được thực hiện bằng một dụng cụ có đầu nhọn, chỉ nha khoa hoặc bằng lưỡi dao mổ # 12. Tuy nhiên, trong ảnh hiển vi SEM của rìa của veneers không sửa soạn, nơi xi măng thừa đã được loại bỏ bằng kỹ thuật này, một “khoảng cách” nhỏ giữa răng và phục hình đã được tìm thấy, cũng như không có xi măng dọc theo rìa bề mặt cavo. Dưới độ phóng đại của SEM, không gian này ngày càng trở nên rõ ràng hơn (Hình 17). Tình hình tương tự cũng được quan sát đối với veneer có sửa soạn (Hình 17). “Khoảng trống” nhỏ này đủ để dịch miệng cũng như vi sinh vật xâm nhập và thúc đẩy rò rỉ, có thể dẫn đến việc phục hình không thành công. Vì vậy, kỹ thuật này chắc chắn nên tránh. Việc loại bỏ một cách có hệ thống xi măng nhựa chưa trùng hợp dư thừa ngay sau khi đặt phục hình trong giai đoạn chất lỏng, tốt nhất là bằng cọ khô, đơn giản hóa việc hoàn thiện sau khi gắn xi măng (Hình 17a). Từ các hình ảnh SEM, rõ ràng rằng việc loại bỏ các phần thừa bằng cọ thúc đẩy sự khít sát vùng viền tốt hơn giữa răng và phục hình và do đó giúp tăng tuổi thọ của nó. Một số tác giả cho rằng trong tất cả các viền trên bề mặt răng nên để lại một lượng xi măng dư, nhằm mục đích hạn chế sự ức chế của quá trình polyme hóa bởi oxy dọc theo các viền này, ngăn ngừa các vết nứt và bù lại sự co ngót do polyme hóa của xi măng.

Sau đó, quá trình quang trùng hợp sẽ diễn ra trong 60 giây từ mặt ngoài với thiết bị trùng hợp hiệu suất cao, đã được hiệu chuẩn. Để quang trùng hợp xi măng nhựa xuyên qua sứ, dù mỏng hay dày, việc sử dụng bức xạ ánh sáng trùng hợp cao và / hoặc thời gian kích hoạt ánh sáng lâu hơn cần được thực hiện vì trong hầu hết các trường hợp, xi măng quang hoặc trùng hợp kép yêu cầu lượng ánh sáng tối thiểu để đạt được các đặc tính tốt nhất. Thời gian trùng hợp kéo dài có thể dẫn đến sự co ngót trùng hợp nhanh hơn của vật liệu này, làm hỏng liên kết phục hình – răng, các tác giả chỉ ra rằng có hai đèn trùng hợp có nhiều đèn LED có thể đạt được cường độ ánh sáng lên đến 3.500 mW / cm2, cho phép sự chuyển đổi tuyệt vời của xi măng ngay cả dưới bề mặt sứ: BluePhase® (Ivoclar Vivadent, Liecheinstein) hoặc Valo® (Ultradent, Hoa Kỳ). Ánh sáng trùng họp hiệu suất cao chuyển đổi monome thành polyme và loại bỏ nghi ngờ về bất kỳ sự cố nào trong tương lai do quá trình trùng hợp không hoàn toàn của vật liệu xi măng gây ra.
2.4. Hoàn tất và đánh bóng
Ngay cả khi có độ khít sát hoàn hảo, một phần xi măng nhựa ở viền phục hình sẽ gián tiếp tiếp xúc với môi trường miệng. Cuối cùng, xi măng tiếp xúc với quá trình mòn sẽ dẫn đến hình thành “khoảng trống”, và hậu quả là sai lệch viền và biến màu vùng viền. Việc hoàn thiện các vùng này là điều kiện cần thiết để quá trình phục hình tồn tại lâu dài mà không bị bong tróc vi mô, duy trì sức khỏe của nướu. Một số tác giả đã tuyên bố rằng không nên dùng chỉ nha khoa ở vùng tiếp xúc mặt bên, nơi xi măng chưa được trùng hợp, vì lực tác động có thể thúc đẩy nứt, dịch chuyển hoặc loại bỏ phục hình khỏi răng. Vì lý do này, sau khi trùng hợp, việc mài mòn hoàn thiện các phần thừa được thực hiện bằng một giấy có răng cưa trên các bề mặt tiếp xúc (Hình 20a) và sau quy trình này, chỉ nha khoa được sử dụng để kiểm tra các phần xi măng dư còn tồn tại. Nếu phát hiện nhiều xi măng dư trong khu vực này, nên sử dụng các giấy nhám kẽ để loại bỏ chúng (Hình 20b).

Cũng cần phải thực hiện việc hoàn thiện phần viền mặt ngoài của veneer với sự hỗ trợ của lưỡi dao mổ số 12 (Hình 20c). Mặc dù đường xi măng thường có kích thước nhỏ, sẽ lý tưởng nếu khéo léo loại bỏ phần dư ở vùng này. Để làm như vậy, ban đầu người ta nên làm khô bằng các tia khí, trong ít nhất 15 giây, trong khe nướu để loại bỏ dịch mô và cho phép quan sát vùng vièn. Sau đó, lưỡi dao được định vị trên răng ở một góc khoảng 45º sẽ trượt trơn tru trên sứ, với đầu lưỡi hoạt động chạy dọc theo viền của đường gắn xi măng. Sau khi loại bỏ phần xi măng dư lớn, chỉ co nướu sẽ được lấy ra (nếu có), bằng một dụng cụ có đầu cực kỳ mịn (Sofia®, Golgran, Brazil), để tránh những tổn thương không cần thiết cho mô nướu.
Phần viền nướu của giao diện nên được đánh bóng bằng cao su đánh bóng sứ. Phù hợp với các tài liệu đương đại, Nhóm Nha khoa của ABO-GO khuyên nên sử dụng cao su đánh bóng (Porcelain Veneer Polishing Kit® hoaccj Porcelain Veneer Kit®, Shofu, Japan) (Hình 21a). Đánh bóng loại bỏ xi măng thừa vẫn còn bám dính trên bề mặt sứ và chất nền dưới kính hiển vi. Việc này phải được tiến hành một cách nhẹ nhàng, theo đúng đường viền cổ răng của veneer, từ cao su thô nhất đến ít mài mòn nhất. (Hình 21d-f).
Cuối cùng, sau khi gắn xi măng, cần thực hiện những điều chỉnh nhỏ để thiết lập cân bằng khớp cắn, tiếp theo là đánh bóng bề mặt bị mài mòn bằng cao su đánh bóng sứ (Porcelain Veneer Polishing Kit® hoặc Porcelain Veneer Kit®, Shofu, Japan). Việc hoàn thành được thực hiện bằng cách sử dụng đĩa nỉ kết hợp với bột đánh bóng hạt kim cương mịn hoặc pumice siêu mịn.
3. Gắn nhiều veneer
Việc gắn nhiều veneer phức tạp hơn do cần phải lặp lại một quy trình nhiều lần cũng như nguy cơ dịch chuyển tại thời điểm gắn xi măng.
Như đã được giải thích, việc thử veneers diễn ra trên mẫu hàm (Hình 24b) và trong miệng, để đánh giá sự khít sát, không có bất kỳ vật liệu gắn nào và để đánh giá màu sắc thông qua việc sử paste try-in. Tại thời điểm này, cần lưu ý thứ tự đặt tối ưu của các veneer và trục đặt của chúng cũng như việc thiết lập trình tự tốt nhất để gắn xi măng, nhằm tránh mọi rắc rối có thể xảy ra trong quá trình gắn.
Sau khi lựa chọn xi măng nhựa lý tưởng, việc chuẩn bị phục hình được thực hiện theo cùng một quy trình như đã giải thích trên đây: một nền silicone được tạo ra, các phục hình được bảo đảm để tạo điều kiện xử lý và tránh sai sót, được xoi mòn bằng axit flohydric và, sau khi rửa kỹ bằng nước và vòi phun khí, silan được đặt lên. Việc chuẩn bị này thường được thực hiện một veneer mỗi lần vì khó kiểm soát thời gian ăn mòn của nhiều veneer và nguy cơ ăn mòn quá mức và làm suy yếu chúng cùng một lúc.

Việc chuẩn bị răng phải được thực hiện theo cùng một quy trình, từng răng một, gắn xi măng phục hình từng chiếc một, không phải tất cả cùng một lúc (Hình 25). Việc gắn xi măng của các phần phục hình riêng lẻ ngăn ngừa việc định vị không chính xác, liên kết ngẫu nhiên giữa chúng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc loại bỏ xi măng thừa, đặc biệt là trong các mặt tiếp xúc bên. Khuyến cáo rằng khi một veneer được định vị trên răng trước khi quang trùng hợp, các veneer lân cận được đặt vào mà không có xi măng hoặc bằng keo dán thử để giữ cố định vị trí chính xác của veneer, không bị xoay hoặc dịch chuyển có thể làm ảnh hưởng đến vị trí của các phục hình còn lại và trên hết là ảnh hưởng kết quả thẩm mỹ (Hình 25g). Sau khi gắn xi măng của các phục hình, việc điều chỉnh khớp cắn, hoàn thiện và đánh bóng được thực hiện như mô tả ở trên (Hình 26).
Bằng cách tuân thủ triệt để quy trình gắn xi măng hoàn chỉnh, có thể đạt được kết quả và tuổi thọ có thể đoán trước được mà không bị dịch chuyển về lâu dài, nhiễm màu vùng viền hoặc tổn thương nha chu.
Nguồn: Cardoso, P. de C., & Decurcio, R. (2018). Ceramic Veneers: contact lenses and fragments (1st ed.). Ponto Publishing Ltd.