Các chương trước đã chứng minh rằng zirconia cho phản ứng tốt nhất từ các mô quanh implant. Tuy nhiên, vùng dưới nướu chỉ là một phần của phục hình và thường ít quan trọng hơn đối với bệnh nhân so với phần thẩm mỹ và / hoặc chức năng. Mặc dù tính tương thích sinh học là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc, và một số bệnh nhân phát hiện được sự khác biệt giữa phục hình zirconia và phục hình sứ kim loại, nhưng bệnh nhân vẫn dễ dàng đánh giá thẩm mỹ hơn nhiều.
Bệnh nhân có thể không chú ý đến vùng dưới nướu trừ khi nó dẫn đến các vấn đề về chức năng. Tuy nhiên, bất cứ sai sót nào trong thẩm mỹ đều được bệnh nhân nhận ra ngay lập tức, dẫn đến việc sửa chữa và làm lại. Tương tự như vậy, việc răng cối lớn bị vỡ múi ngay lập tức sẽ làm bệnh nhân chú ý. Do đó, theo quan điểm của bệnh nhân, việc lựa chọn chất liệu vùng trên nướu quan trọng hơn nhiều so với việc lựa chọn chất liệu vùng dưới nướu. Sự sứt mẻ hoặc gãy của sứ đắp sẽ gây khó chịu cho bệnh nhân hơn nhiều so với mức độ kết dính của biểu mô.
Có một số loại vật liệu có thể được sử dụng trên nướu:
• Sứ feldspathic (trên sườn zirconia)
• Lithium disilicate nguyên khối
• Phục hình zirconia anatomical (tức là, toàn bộ phục hình được thực hiện từ zirconia)
Mỗi vật liệu này nên được xem xét từ cả quan điểm thẩm mỹ và chức năng.
1. Thách thức với phục hình Zirconia
Đối với phục hình răng sau trên implant, chức năng thường được ưu tiên cao hơn thẩm mỹ. Trong nhiều năm, tiêu chuẩn là sứ feldspathic. Loại sứ này tương đối yếu (khoảng 100 MPa) nhưng có chất lượng thẩm mỹ tốt. Có một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như mất răng phân loại III Kennedy hoặc có răng đối là răng thật, loại sứ này có thể đem lại thành công về mặt chức năng. Tuy nhiên, trong những tình huống chịu tải lớn hơn, liệu sứ có thể được sử dụng thành công với sườn zirconia không? Để trả lời câu hỏi này, cơ chế của sườn zirconia cần được xem xét và hiểu rõ.
Việc sử dụng zirconia để phục hình răng gần đây đã trở thành một thực hành hàng ngày trong nha khoa. Khả năng chỉ định các phục hình bền chắc, tương thích sinh học và thẩm mỹ tạo ra một lợi thế rõ ràng so với phục hình bằng sứ kim loại. Trong khi các nghiên cứu lâm sàng dài hạn vẫn còn tiếp diễn, các thử nghiệm trong thời gian ngắn hơn đã chỉ ra rằng sứ zirconium dioxide (cụ thể là đa tinh thể zirconia yttria-tetragonal, Y-TZP) làm vật liệu sườn có những ưu điểm đáng kể so với các vật liệu khác và có thể được xem xét để sử dụng ở bất kỳ vùng nào của miệng. Tuy nhiên, các nghiên cứu tương tự đã chứng minh rằng độ bám dính của sứ đắp với cấu trúc sườn zirconia dường như không đủ mạnh để chịu được lực nhai mà không bị bong tróc hay sứt mẻ. Trong vòng 5 năm sau khi quan sát, có thể dự đoán sẽ bị sứt mẻ hoặc gãy từ 6% đến 22% trường hợp. Tỷ lệ các biến chứng cơ học thúc đẩy nghiên cứu sâu hơn về bản chất của sự tương tác giữa sườn Y-TZP và sứ đắp.
Khi sứ đắp được sử dụng với zirconia, có thể xảy ra hiện tượng đứt gãy adhesive và coadhesive. Nói chung, hai loại biến chứng được phân biệt. Sự cố adhesive được chẩn đoán nếu đứt gãy sứ làm hư sườn và lỗi coadhesive được xác định khi các biến chứng xảy ra trong vật liệu sứ đắp mà không ảnh hưởng đến sườn (Hình 20-1). Phục hình sứ – kim loại không gặp nhiều biến chứng trong nghiên cứu dài hạn. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo nhiều ca về tỷ lệ gãy sứ đắp đối với các phục hình sườn zirconia. Le và cộng sự đã tiết lộ tỷ lệ gãy veneer trong 5 năm lên đến 29% đối với phục hình cố định bằng sứ đắp – zirconia (FDP).

Pjetursson và cộng sự đã báo cáo tỷ lệ gãy sứ 14,5% đối với FDP nhiều đơn vị sườn zirconia trong khoảng thời gian 5 năm. Bằng cách so sánh, một số đánh giá có hệ thống đã cho thấy tỷ lệ sứt mẻ và / hoặc gãy sứ thấp hơn đối với phục hình sứ – kim loại. Sử dụng dữ liệu từ hai đánh giá có hệ thống được thực hiện bởi Pjetursson và cộng sự, Anusavice kết luận rằng có 2,9% tỷ lệ gãy veneer đối với FDP sứ kim loại trong khoảng thời gian 5 năm. Kết quả tương tự cũng được Sadid-Zadeh et al và Sailer et al chỉ ra đối với mão đơn: 2,3% và 2,6% tương ứng trong 5 năm. Hơn nữa, cùng một nhóm các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng 3,2% mão zirconia đơn bị mất do vỡ sứ trong 5 năm so với chỉ 0,3% mão sứ kim loại. Theo Heintze và Rousson, 10% FDP zirconia và 3% FDP sứ kim loại phải được thay thế trong thời gian 3 năm vì sứ đắp bị mẻ (Hình 20-2). Như vậy rõ ràng về mặt lâm sàng là sứ đắp trên zirconia hoạt động kém hơn so với sứ trên kim loại. Vậy lý do cho điều này là gì?
1.1. Độ bền dán của zirconia và sườn kim loại
Để trả lời câu hỏi này, một nghiên cứu đã được thực hiện để so sánh độ bền liên kết của zirconia và sườnkim loại. Các mẫu Zirconia-ceramic (ZrC) là nhóm thí nghiệm và các mẫu metal-ceramic (MC) là nhóm đối chứng. Đối với nhóm ZrC, 12 mẫu hình chữ nhật được thiêu kết từ oxit zirconium (Lava Classic, 3M) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các sườn zirconia sau đó đắp bằng sứ feldspathic (VITA VM9, Vita). Đối với nhóm MC, 12 mẫu hình chữ nhật được đúc từ hợp kim coban-crôm (Heraenium, Kulzer). Sứ thủy tinh fluorapatite-leucite (IPS d.SIGN, Ivoclar Vivadent) được sử dụng để làm sứ đắp. Việc nung cho cả hai vật liệu được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tạo thành các khối veneer có kích thước xác định trước (5 × 4 × 3 mm). Diện tích của mặt phân cách giữa sườn và sứ đắp được đặt thành 20 mm2.
Thử nghiệm độ bền cắt liên kết được sử dụng để đánh giá độ bền liên kết giữa sườn và sứ. Sau khi nung, các mẫu thử được giữ chặt trong giá đỡ kim loại và chịu lực cắt trong máy thử nghiệm đa năng (ZwickRoell). Tải trọng được đặt ở 0,5 mm / phút cho đến khi đứt gãy (Hình 20-3). Lực tải hỏng được ghi lại cho mỗi mẫu theo Newton (N) (Hình 20-4 và Bảng 20-1). Để tính toán cường độ liên kết cắt, công thức sau đây được sử dụng: cường độ liên kết cắt (MPa) = tải trọng (N) / diện tích (mm2). Người ta kết luận rằng liên kết của sứ với kim loại mạnh gấp hai lần liên kết của sứ với zirconia. Ngoài ra, vật liệu sứ đắp cho zirconia yếu hơn vật liệu được sử dụng cho kim loại. Trong giới hạn của thí nghiệm in vitro này đã chứng minh rằng độ bền chống cắt của sứ trên sườn kim loại vượt trội hơn đáng kể trên sườn zirconia.


Điều này có nghĩa là cần phải có những vật liệu tốt hơn và chắc hơn để chịu được lực nhai ở răng phía sau. Đây là một nghịch lý thú vị. Từ quan điểm sinh học, zirconia tốt hơn nhiều so với kim loại; tuy nhiên, từ quan điểm cơ học, sứ trên zirconia là vật liệu đắp yếu nhất và liên kết yếu nhất với sườn. Vì vậy, nên đưa ra quyết định có nên hy sinh sinh học cho cơ học và sử dụng sứ kim loại để phục hình implant ở răng sau hay không.
1.2. Lý do mẻ sứ
Sự thành công lâu dài của các phục hình bằng sứ zirconia phụ thuộc nhiều vào độ bền của sứ đắp, vì sự gãy và / hoặc sứt mẻ của sứ dường như là một trong những điểm yếu lớn nhất của những phục hình này trên cả răng và implant. Việc đắp sườn zirconia bằng sứ bao gồm một số bước (Hình 20-5). Dựa trên các bằng chứng lâm sàng hiện tại, phục hình sứ – zirconia kém hơn so với sứ kim loại về độ sứt mẻ của sứ đắp. Tuy nhiên, một lời giải thích rõ ràng cho hiện tượng này vẫn chưa được thiết lập. Có một số lý thuyết giải quyết vấn đề này trong y văn.

Một nguyên nhân có thể gây ra sứt mẻ có thể là do sườn của sứ đắp thiếu sự nâng đỡ đồng đều. Một lý do khác có thể là sự không phù hợp giữa hệ số giãn nở nhiệt (CTE) của sườn zirconia và vật liệu sứ veneer, dẫn đến ứng suất dư. Cuối cùng, các vết nứt sứ có thể liên quan đến sự hỏng liên kết giữa vật liệu sứ và cấu trúc nền. Người ta cho rằng, tương tự như liên kết giữa kim loại và sứ, tương tác zirconia-sứ có thể liên quan đến sự đan xen cơ học và hóa học. Liên kết cơ học dựa trên sự kết hợp các hạt sứ vào các điểm bất thường của bề mặt Y-TZP thô ráp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng độ nhám của zirconia dẫn đến kết dính tốt hơn của sứ đắp so với bề mặt cấu trúc nền nhẵn.
Tuy nhiên, một số tác giả đã bày tỏ nghi ngờ khả năng zirconium dioxide tương tác hóa học với sứ. Ngược lại, sự hiện diện của liên kết hóa học trong các phục hình sứ – kim loại đã được chứng minh nhiều năm trước đây bằng các nghiên cứu in vitro và gần đây bằng các phép đo phức tạp hơn với nhiễu xạ bột tia X (XRD), được coi là phương pháp đáng tin cậy nhất để xác định độ mới kết hợp hóa học.
Liên kết giữa kim loại và sứ dựa trên liên kết hóa học, liên kết cơ học và khả năng tương thích nhiệt của cả hai vật liệu. Các liên kết hóa học được hình thành thông qua một lớp oxit kim loại. Bề mặt nhám của kim loại rất quan trọng đối với khả năng thấm ướt và khả năng lưu giữ vi cơ của các hạt sứ. Do đó, bề mặt của kim loại thường bị mài mòn bởi khí chứa hạt trước khi thực hiện các quy trình đắp sứ. Sự không phù hợp nhiệt động học giữa sứ và kim loại (đặc biệt, CTE của sứ thấp hơn một chút so với kim loại) tạo ra ứng suất nén trong sứ để tăng cường độ bền tổng thể của phục hình.
Mặt khác, cơ chế kết dính giữa zirconia và sứ vẫn chưa được hiểu rõ. Không có bằng chứng khoa học về mối liên kết hóa học giữa zirconia và veneers sứ. Có vẻ như hai vật liệu này liên kết chủ yếu bằng cách liên kết cơ học. Khả năng thấm ướt tốt của vật liệu nền là cần thiết cho sự kết dính vi cơ của lớp veneer. Trong khi làm nhám bề mặt dường như làm tăng khả năng thấm ướt, cấu trúc nền zirconia có thể bị suy yếu do các phương pháp xử lý bề mặt khác nhau. Người ta cho rằng các khiếm khuyết bề mặt là các vị trí tập trung ứng suất, có thể ảnh hưởng đến sự đứt gãy của vật liệu đắp. Hơn nữa, zirconia được đánh bóng cao cho thấy độ bền uốn cao nhất. Do đó, không nên mài mòn zirconia vì nó có thể gây ra các khiếm khuyết cấu trúc dẫn đến ứng suất kéo trong sứ đắp. Thay vào đó, việc áp dụng modifier hoặc mài mòn hạt năng lượng thấp đã được đề xuất. Một số bước đã được khuyến nghị để tăng độ bền của sứ đắp với zirconia.
Một là thay đổi thiết kế của sườn. Người ta đề nghị loại bỏ các tiếp xúc hở với các răng lân cận và tạo tiếp xúc cứng với zirconia. Ngoài ra, phần mở rộng này sẽ hỗ trợ thêm cho zirconia và ngăn ngừa gãy ở vùng kẽ giữa các răng (Hình 20-6). Khi vật liệu yếu nhất có khả năng liên kết kém nhất được sử dụng ở khu vực có tải lực cao nhất (tức là các răng sau), tỷ lệ sứt mẻ và đứt gãy cao có ý nghĩa. Một giải pháp khả thi là sử dụng vật liệu nguyên khối thay vì sứ đắp feldspathic truyền thống trên zirconia.

2. Vật liệu nguyên khối
Có hai sự lựa chọn về vật liệu nguyên khối: zirconia nguyên khối và sứ lithium disilicate nguyên khối. Zirconia nguyên khối thâm nhập lĩnh vực phục hình trên implant vì những biến chứng khi sứt mẻ sứ đắp. Trong quá trình phục hình zirconia truyền thống, zirconia đóng vai trò như một sườn, trong khi các bề mặt khớp cắn và các bề mặt khác được thực hiện bằng sứ đắp. Các phục hình zirconia nguyên khối hoặc giải phẫu (anatomical) khác nhau ở chỗ chúng không có mặt dán sứ; toàn bộ việc phục hình được làm từ zirconia. Zirconia nguyên khối đặc biệt tốt trong các trường hợp khớp cắn implant – implant trong đó toàn bộ lực nhai được truyền vào implant và khớp cắn ổn định. Do đó, ứng dụng chính của phục hình zirconia nguyên khối là cho khớp cắn implant – implant (Hình 20-7).

Quá trình chế tạo rất giống với quá trình chế tạo phục hình lithium disilicate. Đầu tiên, một bản sao bằng sáp được tạo ra, và sau đó phục hình sau cùng được tiện. Sau đó, phần dưới nướu được đánh bóng, và phần trên được nướng bóng và stain màu (Hình 20-8).
Các phục hình zirconia nguyên khối đầu tiên có sức mạnh hơn 1.000 MPa; tuy nhiên, zirconia với độ bền giảm gần đây đã được dùng để sản xuất phục hình. Điều này là do các phục hình độ bền cao không bị mẻ mà thay vào đó, lực được chuyển đến liên kết yếu nhất trong hệ thống. Một sự thật là một phục hình chỉ mạnh bằng điểm yếu nhất của nó.

Nhược điểm chính của phục hình zirconia nguyên khối là độ cứng của chúng và thiếu độ mòn. Nếu zirconia nguyên khối, đặc biệt là zirconia thế hệ thứ nhất với hơn 1.000 MPa, được sử dụng cho các phục hình implant đơn lẻ, thì rất có khả năng ứng suất có thể được truyền đến đế titan hoặc thậm chí là implant, gây ra gãy các thành phần này (Hình 20- 9). Mọi vật liệu cần phải mòn trong quá trình hoạt động vì mòn giúp giảm stress; tuy nhiên, zirconia nguyên khối cứng không bị mài mòn, do đó, tất cả ứng suất được phân bổ theo hướng về phía chóp, dẫn đến gãy các thành phần nâng đỡ. Hơn nữa, mặc dù người ta đã nói rằng zirconia được đánh bóng cao không bị mài mòn, nhưng nó đã được chứng minh rằng bề mặt khớp cắn của zirconia trở nên mòn dưới lực chức năng và có thể làm mòn răng thật đối diện.
Do đó, một vật liệu thay thế có thể được xem xét. Sứ silicat liti nguyên khối (Hình 20-10) cung cấp độ bền gấp bốn lần sứ veneing feldspathic và chúng mang lại tính linh hoạt và độ mòn cao hơn (và do đó giảm sress) so với zirconia. Lithium disilicate là một loại sứ thủy tinh được sử dụng trong nha khoa. Nó cung cấp độ bền uốn cao từ 350 MPa đến 450 MPa, khả năng chống đứt gãy cao khoảng 3,3 MPa · m½ và độ trong cao. Độ bền uốn và khả năng chống đứt gãy của lithium disilicate gần như gấp ba lần so với leucite glassceramic. Điều này cho phép sử dụng các phục hình lithium disilicate ở răng sau, nơi cần có khả năng chống chịu lực nhai cao. Hơn nữa, độ trong suốt cao cho phép phục hình thẩm mỹ cho vùng răng trước. Những tính năng này, kết hợp với CAD/CAM, làm cho sứ lithium disilicate trở nên rất phổ biến đối với các bác sĩ lâm sàng và kỹ thuật viên nha khoa.

Một cách để sử dụng lithium disilicate là làm cho nó trở thành một khối duy nhất, nghĩa là một phục hình lithium disilicate nguyên khối được ép và sau đó được gắn trên ti-base. Có ý kiến cho rằng phục hình này đủ mạnh để chịu được lực nhai của khớp cắn implant-implant do thiếu sự nhận cảm và giảm chấn động (do implant) nhưng vẫn có một số khả năng biến dạng đàn hồi để giảm stress. Mặc dù có những ưu điểm khi sử dụng lithium disilicate nguyên khối, nhưng phương pháp này có những nhược điểm: (1) bị giới hạn trong các phục hình đơn lẻ, vì không thể làm phục hình cố định bán phần (FPDs) và (2) một phần của phục hình kết thúc dưới viền nướu, tạo ra các vấn đề sinh học.
Vì vậy, cả hai dạng nguyên khối đều đi kèm với một nhược điểm: Lithium disilicate thiếu các đặc tính sinh học của zirconia, nhưng zirconia không phải là lựa chọn tốt nhất cho vùng trên nướu do thiếu độ mài mòn và độ cứng của nó. Giải pháp là gì?
3. Phục hình Zirconia–Lithium Disilicate
Một lựa chọn là kết hợp cả hai vật liệu thành một phục hình duy nhất: Zirconia được sử dụng cho các mô quanh implant, và lithium disilicate được sử dụng cho khớp cắn (Hình 20-11). Với cách tiếp cận này, cả vùng dưới và trên nướu của phục hình đều nhận được chất liệu tốt nhất. Khi các vật liệu được kết hợp, sườn zirconia được hợp nhất với lithium disilicate (Hình 20-12). Điều này bao gồm việc tạo ra một phần tiếp giáp giữa zirconia và lithium disilicate bằng một lớp nền giống như nước bóng ở nhiệt độ cao.


3.1. Điều chỉnh mô mềm
Áp lực là cần thiết để ổn định các mô mềm; điều này phải được giải quyết trước khi tạo phục hình zirconia – lithium disilicate. Đầu tiên, kỹ thuật viên điêu khắc và tạo profile phục hình trên mẫu hàm, sau đó chuyển đến các mô quanh implant. Điều rất quan trọng là phải hiểu rằng các mô mềm sẽ có hình dạng của phục hình được tạo ra trong phòng lab. Điều này có thể gây ra khó khăn vì implant thường hẹp hơn nhiều so với thân răng; Do đó, quá trình chuyển đổi từ cổ implant sang khe nướu quanh implant phải từ từ. Áp lực quá lớn có thể gây tụt mô mềm và mất xương, nhưng áp lực quá ít có thể dẫn đến thiếu sự nâng đỡ của nướu, gây mỏng mô và có thể bị giắt thức ăn. Cần thực hiện một số bước để kiểm soát tình trạng này (Hình 20-13):

1. Mẫu hàm được đổ và nướu cao su được sử dụng để mô phỏng các mô mềm quanh implant.
2. Đế titan được kết nối với implant, và đánh giá emergence profile ban đầu. Có thể thấy rằng vị trí của đường viền nướu xung quanh implant khác với vị trí của các răng lân cận (xem Hình 20-13a).
3. Sườn phục hình theo kế hoạch được làm bằng sáp để phần viền sẽ ở đúng vị trí so với các răng lân cận (xem Hình 20-13b và 20-13c).
4. Bản sao mô mềm được sửa đổi để phù hợp với emergence profile mới (xem Hình 20-13d).
5. Khoảng trống giữa đường viền cổ răng phục hình theo kế hoạch và đế titan được lấp đầy bằng sáp. Hình dạng phải lồi và có thể kiểm soát áp lực bằng cách chạm khắc mẫu hàm (xem Hình 20-13e và 20-13f).
6. Lớp sáp của sườn được quét và tiện từ zirconia.
3.2. Đúc phục hình zirconia–lithium disilicate


Các bước sau có thể được sử dụng để tạo ra sự phục hình zirconia với lithium disilicate (Hình 20-14):
1. Wax mẫu đầu tiên cho sườn zirconia.
2. Tiện sườn zirconia.
3. Lắp sườn vào ti-base (xem Hình 20-12a).
4. Wax cấu trúc giải phẫu bằng lithium disilicate (xem Hình 20-12b và 20-12c).
5. Ép lithium disilicate (xem Hình 20-14a đến 20-14c).
6. Fuse lithium disilicate trên sườn zirconia (xem Hình 20-14e và 20-14f).
7. Gắn xi măng phục hình lên ti-base (xem Hình 20-14h).
Concept tương tự có thể được dùng cho các phục hình lớn hơn, sử dụng lithium disilicate cho phần khớp cắn và sứ đắp cho các phần thẩm mỹ phía trước của cùng một hàm giả (Hình 20-15). Như đã nói trước đó, lithium disilicate có thể mòn, có nghĩa là vật liệu có thể giải phóng ứng suất. Đây là đặc điểm tự nhiên của men răng, ngà răng và sứ đắp; do đó, lithium disilicate thuộc cùng loại này, không giống như zirconia nguyên khối, không mòn trong các tình huống lâm sàng. Vì vậy, sử dụng kết hợp zirconia và lithium disilicate là cách mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.

4. Zirconia và thẩm mỹ
Một trong những vấn đề với sườn zirconia theo quan điểm thẩm mỹ là độ đục và chất lượng quang học kém. Người ta đã chỉ ra rằng sứ đắp cho zirconia khác với sứ trên sườn kim loại về số lượng thủy tinh. Sứ cho zirconia có tỷ lệ thủy tinh lớn hơn đáng kể, mang lại ảnh ảo về độ trong suốt. Nghe có vẻ như là một tính năng đáng mong đợi, nhưng đó cũng là lý do tại sao các phục hình bằng sứ zirconia có thể có màu xám, đặc biệt là sau một số quy trình nướng. Veneers sứ từng lớp, được coi là giải pháp thẩm mỹ nhất cho răng, được sản xuất từ sứ feldspathic cho sườn kim loại.
Điều này có nghĩa là không thể sử dụng zirconia để đạt được kết quả thẩm mỹ nhất ở vùng trước? Để giải quyết tình trạng này, tác giả và nhóm của ông đã phát triển một phương pháp theo đó cho phép sứ feldspathic (thường được đắp lớp trên kim loại) được kết nối với sườn zirconia. Trở ngại cần phải vượt qua là làm thế nào để gắn một mão porcelain vào bề mặt zirconia. Trong phục hình răng, có thể xoi mòn men răng bằng axit photphoric và sứ với axit flohydric, và chúng có thể được gắn kết với nhau với sự trợ giúp của silan. Zirconia không thể xoi mòn bằng axit flohidric, nhưng phần trên nướu của sườn zirconia có thể được làm bằng sứ thông thường, và sau đó bề mặt của sứ mới được đắp có thể được xoi mòn, cho phép dán porcelain veneer cũng đã được xoi mòn bằng axit flohydric . Ưu điểm lớn nhất là cùng một vật liệu phục hình (tức là sứ veneers feldspathic cho kim loại) có thể được sử dụng khi bệnh nhân yêu cầu cả phục hình trên implant và thẩm mỹ là ưu tiên cao nhất (Hình 20-16). Ngoài ra, một phương pháp thông thường hơn có thể được chọn là sứ feldspathic có thể được dán trực tiếp lên zirconia (Hình 20-17).
Tóm lại, đối với các vùng thẩm mỹ, vật liệu veneering tốt nhất vẫn là sứ feldspathic. Do răng trong vùng thẩm mỹ không chịu tải trọng như răng sau nên nguy cơ gãy không đáng lo ngại.


5. Quy trình chọn vật liệu
Một quy trình đã được tạo ra để lựa chọn vật liệu phục hình implant (Hình 20-18).
• Răng trước có thể được phục hình dưới nướu bằng zirconia và phần trên nướu bằng sứ feldspathic veneering, mang lại tính thẩm mỹ tốt nhất.
• Việc lựa chọn vật liệu ở răng sau phụ thuộc vào khớp cắn đối lập và độ phức tạp của công việc.
– Sứ đắp Feldspathic trên zirconia có thể được sử dụng để phục hình đơn lẻ nếu răng đối diện là răng tự nhiên hoặc phục hình với cùng một loại sứ.
– Phục hình zirconia nguyên khối thích hợp hơn cho các trường hợp có khớp cắn implant-implant và phải có độ bền thấp (ví dụ: 500 đến 600 MPa).
– Phục hình Zirconia – lithium disilicate có thể được sử dụng trong mọi tình huống lâm sàng.
Hình 20-19 thể hiện tất cả các khái niệm zero bone loss trong một phục hình đơn.


Take-Home Messages
Zirconia là vật liệu tốt nhất để sử dụng dưới nướu, nhưng nếu được dán theo kiểu truyền thống bằng sứ feldspathic, nó không thể chịu được lực nhai ở vùng răng sau do độ bám dính yếu với sứ đắp và tính không ổn định của sứ.
Lithium disilicate là một vật liệu mạnh có thể chịu được lực nhai, nhưng nó không tương thích sinh học như zirconia và không nên được sử dụng dưới nướu.
Zirconia và lithium disilicate có thể được hợp nhất với nhau để kết hợp các đặc tính tốt nhất của mỗi loại thành một phục hình duy nhất.
Đối với vùng thẩm mỹ, sườn zirconia với sứ đắp feldspathic vẫn là lựa chọn tốt nhất.
Nguồn: Linkevičius, T., Puišys, A., Andrijauskas, R., & Ostrowska-Suliborska, B. (2020). Zero Bone Loss Concepts. Quintessence Publishing Co. Inc.