1. SỨ KIM LOẠI
Hệ thống sứ kim loại có thể chế tạo được vì một số phát triển quan trọng:
• Phát triển liên kết giữa sứ và kim loại
• Tăng hệ số dãn nở nhiệt của sứ để tương thích hơn với kim loại.
Như đã đề cập trước đây, hệ thống sứ kim loại có thể được chia thành:
- Cast metal ceramic restorations (Sứ kim loại đúc)
– Cast noble metal alloys (feldspathic porcelain)
– Cast base metal alloys (feldspathic porcelain)
– Cast titanium (ultra low fusing porcelain). - Swaged metal ceramic restorations (Phần này mình sẽ không đề cập)
– Capillary cast [sintered gold alloy foil (Renaissance, Captek)]
– Bonded platinum foil coping
1.1. CAST METAL-CERAMIC RESTORATIONS (SỨ KIM LOẠI ĐÚC)
Việc phục hình bằng sứ kim loại đúc rất phổ biến. Vì khung kim loại chắc chắn nên nó có thể làm phục hình cầu răng dài. Nó cũng có thể được sử dụng trong các tình huống khó khăn khi không thể thực hiện phục hình hoàn toàn bằng sứ vì ứng suất cao và thiếu khoảng phục hình.
Chỉ định
- Mão răng trước và răng sau.
- Cầu răng trước và răng sau, nhịp ngắn và dài.
Liên kết sứ – kim loại
Sứ trường thạch được sử dụng trong phục hình sứ kim loại. Thành phần cơ bản khá giống với thành phần của sứ feldspar được mô tả trước đó ngoại trừ hàm lượng kiềm cao hơn (Natri và Kali). Hàm lượng kiềm cao hơn là cần thiết để tăng hệ số dãn nở nhiệt. Thật không may, điều này cũng làm tăng xu hướng sứ bị tàn phá và xuất hiện vẩn đục. Thành phần điển hình được thể hiện trong Bảng dưới. Một loại sứ opaquer đặc biệt cần được sử dụng để che đi lớp kim loại bên dưới để nó không lộ qua lớp sứ. Opaquer có hàm lượng opacifers cao. Tương tự như vậy, việc chế tạo các loại men sẽ khác nhau. Men có nồng độ cao hơn các chất điều chỉnh như Natri, Kali và oxit boric.


Cung cấp dưới dạng
- Bột sứ men răng với nhiều độ sáng tối khác nhau (trong chai)
- Bột sứ ngà răng với nhiều độ sáng tối khác nhau (trong chai)
- Chất lỏng để trộn men, ngà răng, nướu và độ trong suốt
- Bột Opaquer với nhiều màu / và chất lỏng khác nhau để trộn
- Bột sứ viền nướu với nhiều màu khác nhau
- Bột sứ trong suốt
- Nhiều loại bột stain màu
- Bột đánh bóngChất lỏng đặc biệt để trộn stains và bột đánh bóng
Quy trình thực hiện (labo)
- Tạo sườn kim loại
- Sửa soạn bề mặt kim loại
- Khử khí và oxy hóa kim loại
- Đặt lớp opaquer
- Cô đặc sứ
- Đắp lớp ngà và men
- Thêm các chi tiết
- Stain màu, thêm các hiệu ứng
- Nướng bóng sau cùng
Liên kết giữa sứ và kim loại
Chia thành hai nhóm:
- Hóa học
Hiện nay được coi là cơ chế liên kết chính. Một lớp oxid là cần thiết để liên kết tốt. Trong hợp kim thường, crom oxid chịu trách nhiệm liên kết. Trong hợp kim kim loại quý, indium và thiếc oxid và có thể là iridi oxit thực hiện vai trò liên kết này. Việc hình thành oxid không đủ hoặc oxid tích tụ quá nhiều có thể dẫn đến liên kết yếu dẫn đến tách lớp sứ bên trên.
- Cơ học
Trong một số hệ thống, liên kết cơ học là liên kết chính. Phun cát thường được sử dụng để sửa soạn bề mặt kim loại. Bề mặt kim loại oxid có độ nhám nhất định giúp cải thiện khả năng lưu giữ, đặc biệt khi có các vết cắt bên dưới. Khả năng thấm ướt rất quan trọng đối với liên kết.
Ưu và khuyết điểm của phục hình sứ kim loại
- Ưu điểm
- Kháng gãy tốt hơn vì được gia cố thêm kim loại.
- Đường hoàn tất khít sát hơn vì có khung kim loại.
- Khuyết điểm
- Tính thẩm mỹ kém khi so sánh với phục hình toàn sứ vì kim loại bên dưới và opaquer làm giảm độ trong mờ của phục hình.
- Khung kim loại và sự thiếu độ trong suốt đôi khi thể hiện qua nướu, dẫn đến viền nướu có màu tối đặc trưng của kim loại.
2. TOÀN SỨ
Các phục hình toàn sứ được tạo ra mà không có sườn kim loại hoặc cấu trúc phụ. Điều này làm cho chúng vượt trội về mặt thẩm mỹ so với phục hình sứ kim loại. Thật không may, các phục hình toàn sứ có độ bền thấp hơn, do đó, sứ kim loại tiếp tục là sự lựa chọn phục hồi cho phần lớn các phục hình cho đến những năm 1990. Các nghiên cứu đã dần dần chứng minh các phục hình toàn sứ được cải tiến với độ bền và khả năng chống đứt gãy cao hơn. Các nhà sản xuất ngày nay tuyên bố rằng vật liệu toàn sứ thế hệ mới có khả năng sản xuất không chỉ mão đơn lẻ mà còn cả những cầu răng toàn sứ cho răng trước và thậm chí răng sau. Các cầu răng dài cũng đã được thử. Các phục hình toàn sứ được phân nhóm theo loại và phương pháp chế tạo của chúng:
1. Condensed sintered (Sứ nung thiêu kết)
– Traditional feldspathic porcelain jacket crown
– Porcelain jacket crown with aluminous core (Hi-Ceram)
– Ceramic jacket crown with leucite reinforced core (Optec HSP).
2. Cast glass ceramics (Dicor) (Sứ thủy tinh đúc)
3. Injection molded (leucite reinforced) glass ceramic (IPS Empress). (Sứ ép)
4. Slip cast-glass infiltrated ceramics
– Glass infltrated aluminous core restorations (In-Ceram)
– Glass infltrated spinell core restorations (In-Ceram Spinell)
– Glass infltrated zirconia core (In-Ceram Zirconia).
5. Milled ceramic restoration or cores
– CAD/CAM restorations
– Copy milled restorations (Blocks or blanks of various ceramics are machined to form the restoration. Examples are alumina, zirconia, lithia disilicate, etc. The various types are detailed in a subsequent section – see classifcation of machinable ceramics).
2.1. SỨ NUNG THIÊU KẾT
Đây là những mão răng được làm hoàn toàn bằng sứ trường thạch. Chúng được tạo nên bằng lõi nền platium sau đó được loại bỏ.
Phân loại
- Mão sứ jacket (truyền thống).
- Mão sứ jacket lõi nhôm.
- Mão sứ jacket với lõi gia cố leucite (Optek HSP).
Lưu ý: Hai loại trên thường được gọi là “porcelain jacket crown” hoặc PJC. Loại phục hình sứ thứ 3 được gọi là “ceramic jacket crown” hoặc CJC và “glass ceramic crown”.
2.1.1. MÃO SỨ JACKET TRUYỀN THỐNG
Mão jacket toàn sứ (PJC) đã có từ một thế kỷ trước (đầu những năm 1900). Chúng được làm từ sứ trường thạch thông thường nung chảy ở nhiệt độ cao. Như đã đề cập trước đây, chúng rất giòn và dễ gãy (gãy bán nguyệt). Khả năng khít sát đường hoàn tất cũng khá kém. Vì những vấn đề này mà chúng dần mất đi tính phổ biến và hiện nay không còn được sử dụng nữa.
2.1.2. MÃO SỨ JACKET LÕI NHÔM
Các vấn đề liên quan đến PJC truyền thống đã dẫn đến sự phát triển của PJC với lõi gia cố bằng nhôm (McLean và Hughes, 1965). Hàm lượng tinh thể nhôm oxid tăng lên (40 đến 50%) trong lõi làm tăng độ cứng cho sứ bằng cách gián đoạn sự lan truyền vết nứt. Mặc dù độ cứng tăng lên, nhưng chúng vẫn giòn và do đó không được chỉ định cho các răng sau và việc sử dụng chúng bị hạn chế cho các răng trước.

2.1.3. SỨ CÓ TĂNG CƯỜNG THÊM LEUCITE (OPTEC HSP)
Optec HSP là một loại sứ trường thạch với thành phần tinh thể leucite cao. Cách chế tác, hóa đặc và nung của nó khá giống với mão răng sứ tăng cường nhôm (sử dụng nền platium).
Chỉ định
Inlays, onlays, veneers và mão chịu lực yếu.
Ưu điểm
- Chúng có tính thẩm mỹ cao hơn vì lõi ít đục hơn (trong mờ hơn) khi so sánh với sứ có nhôm oxid.
- Độ cứng cao hơn.
- Không cần thiết bị chế tạo đặc biệt.
Khuyết điểm
- Độ khít sát không tốt bằng mão sứ kim loại.
- Vị trí đường hoàn tất không chính xác.
- Không đủ cứng để sử dụng cho răng sau.
2.2. SỨ THỦY TINH ĐÚC
Sứ thủy tinh đúc hoàn toàn không giống như những phục hình sứ đã đề cập trước đây. Các đặc tính của nó gần giống với thủy tinh hơn và cấu tạo của nó khá khác biệt. Đây là loại phục hình sứ duy nhất được thực hiện bằng kỹ thuật đúc ly tâm. Quá trình ‘ceramming’ sau đó cũng khá độc đáo đối với loại sứ này. Ceramming giúp tăng cường sự phát triển của các tinh thể mica trong sứ.
Sứ thủy tinh là vật liệu được hình thành ban đầu dưới dạng thủy tinh, sau đó chuyển thành sứ thường bằng cách xử lý nhiệt có kiểm soát. Nhiệt tạo ra sự phân hủy một phần (kết tinh bên trong thủy tinh), làm tăng độ bền cũng như cải thiện tính thẩm mỹ bằng cách làm cho nó ít trong suốt hơn và giống như răng hơn. Sứ thủy tinh được sử dụng trong nha khoa bao gồm sứ thủy tinh có thể đúc, có thể chế tạo bằng máy và được ép đẳng nhiệt.

Thành phẩm
Loại sứ thủy tinh đúc trên thị trường đầu tiên là ‘Dicor’ được phát triển bởi Corning và được tiếp thị bởi Dentsply. Chúng được cung cấp dưới dạng thỏi thủy tinh. Một dạng tiền tinh thể được gọi là Dicor MGC, có thể gia công được cho CAD / CAM.
Thành phần
Sứ thủy tinh dicor chứa 55% tinh thể tetrasilicic fluormica.
Đặc tính
Mão sứ thủy tinh Dicor rất thẩm mỹ. Điều này là do độ trong suốt của nó lớn hơn (không giống như một số phục hình sứ khác đục hơn). Nó cũng lấy một số màu từ các răng bên cạnh (hiệu ứng tắc kè hoa) cũng như từ xi măng bên dưới. Vì vậy, màu sắc của xi măng gắn đóng một vai trò quan trọng.
Chỉ định
Inlays, onlays, veneers và mão chịu lực yếu.
Ưu điểm
1. Dễ chế tạo.
2. Tính thẩm mỹ tốt (trong mờ hơn và đa dạng màu sắc).
3. Cải thiện độ cứng và độ dẻo dai khi gãy.
4. Đường hoàn tất khít sát.
5. Độ co trong quá trình chế tạo rất thấp.
6. Độ mài mòn của răng đối kháng thấp.
Nhược điểm
1. Không đủ độ cứng để sử dụng cho răng sau.
2. Phải stain màu bên ngoài để cải thiện thẩm mỹ.
2.3. SỨ ÉP NHIỆT (ÉP NÓNG THEO TIÊU CHUẨN ISO)
Đây là một chất liệu sứ khác với các loại sứ trước đây vì cách chế tạo độc đáo của nó (ép). Nó là một loại sứ thủy tinh được đúc sẵn có hàm lượng tinh thể gia cường cao. Nguyên liệu được cung cấp ở dạng thỏi sau đó được làm mềm dưới nhiệt độ cao và ép vào khuôn.
Phân loại và dạng thành phẩm
Sứ ép được cung cấp dưới dạng thỏi với nhiều thành phần khác nhau.
Bao gồm:
1. Sứ thủy tinh ép nhiệt
- Gia cường leucite hoặc KAlSi 2O6 (IPS Empress, Finesse, Optimal, Cerpress, v.v.).
- Gia cường Lithium disilicate (IPS empress 2, OPC 3G).
2. Sứ veneering ép nhiệt [ví dụ: IPS ZirPress, Vita PM9] được sử dụng như một lớp ép trên các nền zirconia. Sứ veneering ở dạng bột-lỏng có thể được cung cấp cùng với các thỏi hoặc được mua riêng.

Chỉ định
Inlays, onlays, veneers và các mão chịu lực yếu. Cầu răng 3 đơn vị ngắn có thể dùng IPS Empress 2.
Cấu trúc tinh thể
IPS Empress — chứa 35 đến 40% khối lượng tinh thể leucite.
IPS Empress 2 — bao gồm 65 đến 70% thể tích là các tinh thể lithia disilicat kéo dài lồng vào nhau. Kích thước tinh thể thay đổi theo chiều dài từ 0,5 đến 4 µm.
Các tinh thể trong cấu trúc cải thiện khả năng chống đứt gãy bằng cách giảm sự lan truyền vết nứt.

Chế tạo


Ưu điểm
1. Khít sát hơn (vì độ co khi nung thấp hơn).
2. Tính thẩm mỹ tốt hơn do không có kim loại hoặc lõi không trong suốt.
Khuyết điểm
1. Cần thiết bị đắt tiền.
2. Khả năng nứt gãy ở vùng răng sau.
(Còn nữa)
Nguồn: Manappallil, J. J. (2016). Basic dental materials. Jaypee.