1. Các hệ thống bảng so màu
Có rất nhiều hệ thống so màu nha khoa thương mại có sẵn. Mặc dù hữu ích, nhưng tính chủ quan cố hữu và các đặc điểm khác khiến chúng khó sử dụng 1 cách đồng nhất. Ví dụ, các shade guide cho cả phục hình bằng sứ và nhựa đều có sẵn, tuy nhiên một số shade guide này không được làm từ vật liệu phục hồi thực tế. Điều này có thể gây ra một số vấn đề, chẳng hạn như chọn màu không chính xác và hiệu ứng metameric.
1.1. Vita Classical
Trong shade guide Vita Classical, các tab được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái theo màu sắc:
A = Cam
B = Vàng
C = Vàng/Xám
D = Cam/Xám (Nâu)
Chroma và value của mỗi hue được biểu thị bằng một hệ thống số:
1 = chroma thấp nhất, value cao nhất
4 = chroma cao nhất, value thấp nhất
Vita Classical (Hình 4-1) đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho so màu nha khoa kể từ khi nó được giới thiệu vào năm 1956. Phần lớn các vật liệu phục hồi, đặc biệt là composite, được gắn với nó. Tuy nhiên, những lời chỉ trích về concept theo kinh nghiệm của nó, đặc biệt là về cách sắp xếp các tab và phân bố màu, vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay. Các tab có thể được sắp xếp theo value (sáng đến tối) ngoài màu sắc và chroma. Mặc dù điều này làm tăng thêm tính linh hoạt của shade guide, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra sự không nhất quán do sử dụng thang value.

1.2. Vita 3D-Master shade guides
Có ba shade guide Vita 3D-Master: Toothguide, Linearguide và Bleachedguide. Các tab 3D-Master được đánh dấu bằng cách sử dụng kết hợp số-chữ cái-số (ví dụ: 3M2), tương ứng thể hiện value, màu sắc và chroma. Việc phân chia nhóm chính dựa trên value, như sau:
Nhóm 0 = 3 tab (màu đã tẩy, màu sáng nhất)
Nhóm 1 = 2 tab
Nhóm 2 = 7 tab
Nhóm 3 = 7 tab
Nhóm 4 = 7 tab
Nhóm 5 = 3 tab (tối nhất)
Trong nhóm 2, 3 và 4, các tab có hue khác nhau được chia thành 3 cột, được biểu thị bằng các chữ cái:
L (trái) = Vàng nhạt
M (giữa) = Màu ở giữa
R (phải) = Đỏ nhạt
Trong các nhóm, chroma được biểu thị bằng các số (giảm dần theo chiều dọc) sau chữ cái:
1 = Chroma thấp
2 = Chroma trung bình
3 = Chroma cao
Toothguide Vita 3D-Master (Hình 4-2) là một sự khác biệt độc đáo so với các dụng cụ so màu nha khoa thông thường. Sản phẩm này, được tạo ra dựa trên nghiên cứu của một số cơ quan hàng đầu trong ngành về màu sắc, đã cải thiện khả năng chọn màu thông thường bằng cách loại bỏ một số tính chủ quan khỏi đánh giá màu dựa trên tab màu. Phương pháp này rất hợp lý, nhưng nó có thể là một thách thức đối với bác sĩ nha khoa có ít kinh nghiệm trong việc chọn màu hoặc ít kiến thức về nền tảng vật lý của hệ thống.

Xác định value (độ sáng). Người dùng chọn mức value (từ 0 đến 5, với 0 là sáng nhất [value cao] và 5 là tối nhất [value thấp]) gần nhất với value của răng, sau đó lấy medium (M) từ nhóm value đã chọn.
Xác định chroma. Người dùng chọn mẫu shade từ nhóm M với cấp độ chroma (từ 1 đến 3, với 1 là chroma thấp nhất và 3 là chroma cao nhất) gần nhất với răng.
Xác định hue. Bác sĩ lâm sàng kiểm tra xem răng tự nhiên có màu vàng hơn (L) hoặc đỏ hơn (R) so với mẫu M được chọn trong bước thứ hai. Giờ đây, shade phù hợp nhất có thể được xác định và thông tin được ghi lại.
Linearguide Vita 3D-Master (Hình 4-3 và 4-4) có các tab màu giống như Toothguide nhưng có thiết kế khác và chọn màu giảm xuống còn hai bước.
Lựa chọn value. Giá đỡ màu xám đậm, chỉ chứa 6 tab giữa (0M2 đến 5M2) được sử dụng. Số lượng tab nhỏ với sự khác biệt lớn về màu sắc và cách sắp xếp tab tuyến tính giúp đơn giản hóa việc chọn nhóm.
Lựa chọn chroma và màu sắc. Lựa chọn cuối cùng dựa trên chroma và màu sắc được thực hiện từ nhóm value ban đầu được chọn.
Tính đơn giản tương đối của nó làm cho Linearguide được đề xuất cho cách tiếp cận “chọn kết quả phù hợp nhất”, trong khi Toothguide được đề xuất cho cách tiếp cận “từng chiều”. Người ta cũng nhận thấy rằng, về tổng thể, Linearguide cho phép kết quả khớp màu tốt hơn và vượt trội hơn trong đánh giá chủ quan so với Toothguide. Linearguide và Toothguide đều cho phép khớp tốt hơn (gần hơn) đáng kể so với Classical.


Bleachedguide Vita 3D-Master (Hình 4-5) là hướng dẫn màu duy nhất được phát triển đặc biệt để đánh giá trực quan quá trình làm trắng răng. Bleachedguide thể hiện dải màu rộng hơn và phân bố màu nhất quán hơn so với Vita Classical và các shade guide khác, chẳng hạn như Trubyte Bioform (Dentsply). Trong một nghiên cứu, tiến trình làm trắng răng tự nhiên được phát hiện giống hệt với trình tự do Bleachedguide đề xuất.
1.3. Chromascop
Hệ thống Chromascop (Hình 4-6), được phát triển bởi Ivoclar Vivadent. Giống như Vita Classical, ban đầu các tab được phân chia dựa trên màu sắc, sau đó các lựa chọn tiếp theo được thực hiện. Chromascop khác ở chỗ sử dụng hệ thống đánh số gồm ba chữ số và sử dụng năm nhóm bốn tab, như sau:
Nhóm 100 = Trắng
Nhóm 200 = Vàng
Nhóm 300 = Cam
Nhóm 400 = Xám
Nhóm 500 = Nâu
Chroma và value được truyền đạt bằng một hệ thống số:
10 = chroma thấp nhất, value cao nhất
40 = chroma cao nhất, value thấp nhất
2. Phương pháp so màu nha khoa
Lựa chọn màu liên quan đến việc so sánh trực tiếp các tab màu khác nhau trong shade guide với răng tự nhiên để xác định tab hoặc sự kết hợp của các tab để tạo nên sự phù hợp nhất. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định này và phải được xem xét khi so màu nha khoa truyền thống.
2.1. Mong đợi của bệnh nhân
Đầu tiên, điều quan trọng là xác định kỳ vọng điều trị của bệnh nhân trong quá trình chọn màu. Nói chung, kỳ vọng của bệnh nhân rơi vào một trong ba loại:
Hollywood. Phục hồi sáng và thẳng. Những bệnh nhân này thông thường hay quan tâm và bày tỏ ý kiến của mình. (Hình 4-7)


Alfred E. Newman. Thiết kế phục hồi theo chuyên môn của bác sĩ lâm sàng. Đại đa số bệnh nhân thuộc loại này, mặc dù hầu hết sẽ có xu hướng nghiêng về một trong hai loại còn lại (Hình 4-8).


Người theo chủ nghĩa tự nhiên. Phục hình trông tự nhiên và hòa hợp với phần còn lại của bộ răng. Những bệnh nhân này thường khó điều trị nhất vì họ có thể có nhiều đường vân, mòn mặt, khe hở, xoay lạ và các đường viền đặc biệt cần tái tạo (Hình 4-9 và 4-10).




2.2. Giải phẫu răng
Giải phẫu và tính đa hình của răng ảnh hưởng đặc biệt đến tính chất quang học của chúng và do đó làm tăng độ phức tạp của việc phối màu. Răng người có nhiều màu với sự chuyển đổi màu sắc từ nướu sang cạnh cắn/khớp cắn, từ gần đến xa và từ môi/miệng đến bề mặt lưỡi. Những chuyển đổi này bắt nguồn từ sự khác biệt về độ dày của men răng và ngà răng, ngoài màu sắc, còn ảnh hưởng đến các tính chất quang học khác của răng bao gồm cả độ trong. Do những phức tạp này, việc xác định một sắc thái cơ bản là không đủ để có được độ thẩm mỹ phù hợp. Bác sĩ lâm sàng phải chọn màu từng phần trong ba phần của răng: nướu, thân và cạnh cắn (Hình 4-11). Một trong những bước đầu tiên trong phân tích là xác định xem răng có độ trong hay đục cao (Hình 4-12 và 4-13). Thông tin này sẽ hỗ trợ trong quá trình lựa chọn vật liệu. Bác sĩ lâm sàng cũng phải tìm độ sáng hoặc value cho từng phần của răng. Tiếp theo, chroma hoặc độ bão hòa của màu răng phải được đánh giá. Một ví dụ về sắc độ cao là màu cam đậm thường thấy ở răng của bệnh nhân lớn tuổi (Hình 4-14).



2.3. Ánh sáng và môi trường
Để có kết quả tối ưu, nên thực hiện so màu nha khoa dưới ánh sáng đã hiệu chỉnh màu với nhiệt độ màu từ 5.500 K (D55) đến 6.500 K (D65) và có chỉ số color-rendering (CRI) từ 90 trở lên. Tốt nhất, các shade cũng nên được kiểm tra dưới ánh sáng tự nhiên. Cường độ ánh sáng cũng rất quan trọng vì độ chiếu chính xác (hoặc cường độ của ánh sáng tới) có thể giúp giảm mỏi mắt. Sự khác biệt quá lớn về cường độ giữa ánh sáng làm việc và ánh sáng xung quanh có thể gây mỏi mắt. Độ chiếu 1.000 lux được coi là tối ưu để đánh giá màu sắc trực quan.
Trong khi nhiều bác sĩ lâm sàng sử dụng đèn trần huỳnh quang điều chỉnh màu sắc, các loại ánh sáng khác, chẳng hạn như đèn sàn, bàn hoặc đèn di động cầm tay, cũng có thể được sử dụng để so màu nha khoa. Nhiều đèn cầm tay đi kèm với hướng dẫn về vị trí, khoảng cách và phương pháp. Nếu sử dụng đèn di động, ảnh hưởng của màu sắc xung quanh sẽ giảm đáng kể, đặc biệt nếu đèn trần tắt. Tuy nhiên, nên tránh các màu sắc xung quanh đậm trong các phòng nha khoa và phòng lab. Điều này cũng đúng với những màu đậm trên mặt bệnh nhân (chẳng hạn như son môi), cần được loại bỏ.
Như đã mô tả trong chương 3, metamerism là hiện tượng hai vật thể có các đặc tính quang phổ khác nhau dường như khớp với nhau trong một điều kiện nhưng không khớp với điều kiện khác. Trong nha khoa, những khác biệt này thường liên quan đến mô cứng và vật liệu phục hồi. Các cặp metameric còn được gọi là các cặp nonspectral (không thuộc về một dãy màu phổ) hoặc conditional cùng trông giống nhau dưới điều kiện nhất định của ánh sáng). Khi hai vật thể không giống nhau về spectral, một số yếu tố có thể gây ra hiện tượng metamerism, bao gồm điều kiện ánh sáng, người quan sát, góc quan sát và khoảng cách.
(Trong ngữ cảnh của màu sắc và thị giác, các thuật ngữ “nonspectral” và “conditional” liên quan đến hiện tượng khi hai màu có cùng một cường độ phản xạ trên mắt người, nhưng chúng lại không giống nhau về bước sóng phát ra. Điều này có nghĩa là chúng không cùng thuộc về một dãy màu phổ được phát ra từ nguồn ánh sáng.)
2.4. Khoảng cách và vị trí
Khi chọn màu cho phục hồi, phục hồi có thể là khớp màu hoàn hảo, khớp màu chấp nhận được hoặc không khớp. Trong số các yếu tố, khoảng cách nhìn sẽ ảnh hưởng đến cơ hội đạt được kết quả thành công. Khi dùng shade guide với nền là khoang miệng, răng lân cận, mô nướu và vùng da xung quanh, việc so sánh nên được thực hiện với mắt của bác sĩ lâm sàng ở ngang răng, cách xa 25 đến 35 cm (10 đến 14 inch). Khoảng cách 1 foot thích hợp để so sánh màu sắc của răng và shade tab, nên đặt chúng tiếp xúc cạnh-cạnh. Nên sử dụng thẻ màu xám nhạt trung tính làm nền cho so màu.
Khi nói đến vị trí, góc chiếu sáng và góc nhìn so với bề mặt của răng rất quan trọng. Mặc dù có thể có các kết hợp khác nhau, nhưng cách phù hợp nhất để đánh giá màu sắc trực quan trong nha khoa là độ chiếu sáng hoặc góc nhìn bằng 0 độ với góc nhìn khác ở 45 độ hoặc khuếch tán. Vị trí phổ biến nhất để chọn màu là nhìn bệnh nhân ngồi thẳng, ngang với răng. Nếu ánh sáng đến từ trần nhà, bóng không được đổ từ mũi bệnh nhân lên khu vực đang so màu. Các shade tab phải được giữ bên cạnh răng và khớp và căn chỉnh sao cho ánh sáng phản chiếu từ shade tab theo cách tương tự như của răng tự nhiên.
2.5. Thời gian
Thời gian và khoảng thời gian so màu trong một cuộc hẹn sẽ ảnh hưởng đến kết quả và cần được theo dõi. Răng mất nước trở nên nhạt màu hơn và cần thời gian để lấy lại màu bình thường; do đó, nên thực hiện so màu khi bắt đầu cuộc hẹn. Nếu cần, răng nên được đánh bóng trước khi bắt đầu để loại bỏ mảng bám và vết bẩn, đồng thời giúp giữ ẩm cho răng trong quá trình chọn màu. Một lý do khác để thực hiện so màu sớm trong cuộc hẹn là để tránh khả năng gây mỏi mắt cho bác sĩ lâm sàng.
Võng mạc thể hiện sự thích nghi nếu một vật thể được xem liên tục trong khoảng thời gian lớn hơn 15 giây, khiến cho các chất màu tương tự bắt đầu trông giống nhau. Hiện tượng này đòi hỏi phải nhìn thoáng qua trong thời gian ngắn để so sánh màu của phục hồi với màu của răng. Nên nhìn thoáng qua năm giây với thời gian nghỉ, thay vì nhìn chằm chằm kéo dài. Nên quan sát thẻ hoặc tấm màn màu xám nhạt trung tính trong thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, ấn tượng đầu tiên thường là tốt nhất trong việc so màu nha khoa vì photopigment được sử dụng hết nhanh chóng trong cơ chế nhận biết màu sắc. Điều này một lần nữa gợi ý rằng so màu nên được giới hạn trong 5 đến 7 giây mỗi lần để tránh mỏi mắt.
2.6. Sắp xếp tab
Phương pháp so màu nha khoa được sử dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào shade guide được sử dụng. Như đã mô tả trước đó trong chương này, thứ tự các tab được chọn hoặc loại bỏ (dựa trên hue, vale, chroma) phụ thuộc vào thiết kế của hệ thống. Tuy nhiên, một điểm tương đồng giữa tất cả các quy trình lựa chọn là các tab hoặc nhóm màu có khả năng phù hợp có thể được đặt sang một bên để so sánh thêm khi chúng được chọn và những tab hoặc nhóm không đạt yêu cầu có thể bị loại bỏ, do đó giảm số lượng lựa chọn và giúp quá trình lựa chọn dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, không có phương pháp nào có thể chính xác hoàn toàn trước sự phức tạp của quá trình tâm sinh lý, sắc thái thị giác. Con người không thể nhìn thấy màu sắc, value và chroma một cách riêng biệt nhưng có thể thấy sự khác biệt trong các tính chất này, xảy ra ở nhiều tỷ lệ khác nhau. Sự gia tăng chroma có thể dễ bị nhầm lẫn với việc giảm value: Ví dụ: mặc dù A1 của Vitapan Classical có value cao hơn, B1, nhưng do chroma thấp hơn, B1 được coi là màu sáng nhất trong Classical (Hình 4-15). Từ quan điểm đó, có lẽ cách tiếp cận tốt nhất là chọn kết quả phù hợp nhất mà không cần các kết hợp phức tạp của ba tính chất màu. Nếu chọn dimension-by-dimension, người ta nên đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát value. Điều này quan trọng bởi vì, như đã thảo luận trong chương 2, việc xác định value ảnh hưởng trực tiếp đến vật liệu và loại phục hồi được sử dụng, tương quan với thiết kế sửa soạn răng cần thiết. Ngoài ra, nên thận trọng khi làm việc với răng mới tẩy trắng, có value cao và ít chroma. Một hàm răng rất trắng đôi khi có thể là khó khăn nhất vì nó không match với hầu hết các shade guide truyền thống và các tab màu tẩy trắng bị hạn chế về số lượng và phạm vi.

2.7. Giao tiếp
Trong hệ thống so màu nha khoa truyền thống, kỹ thuật viên phòng lab lấy thông tin cơ bản về value và chroma được cung cấp bởi các tab màu và áp dụng thông tin đó cho hệ thống sứ và bột hiệu ứng đang được sử dụng (Hình 4-16). Do đó, giao tiếp hiệu quả giữa kỹ thuật viên và bác sĩ lâm sàng là rất quan trọng để đạt được kết hợp màu thành công. Màu sắc là một ngôn ngữ duy nhất được nói bởi bác sĩ lâm sàng và kỹ thuật viên. Có rất nhiều từ viết tắt và nắm vững ngôn ngữ là điều kiện tiên quyết để giao tiếp hiệu quả giữa bác sĩ lâm sàng và kỹ thuật viên. Tình hình phức tạp hơn khi các vật liệu và phòng lab khác nhau được sử dụng.

Điều quan trọng là bác sĩ lâm sàng phải thảo luận với kỹ thuật viên xem vật liệu nào sẽ là tốt nhất cho một trường hợp nhất định. Mỗi hệ thống sứ đều có hệ thống phối màu và danh pháp riêng. Một số phòng lab và kỹ thuật viên có thể sợ phải thay đổi vật liệu không phải vì thiếu tự tin vào vật liệu, mà là do cách sử dụng “ngôn ngữ màu” của một hệ thống sứ khác. Tốt nhất là hợp tác với một phòng lab có kỹ năng so màu bằng cách sử dụng nhiều loại vật liệu.
Bác sĩ lâm sàng nên gửi ảnh cùng với các tab màu để tham khảo. Nhiếp ảnh là một phương tiện giao tiếp có giá trị giữa bác sĩ lâm sàng và kỹ thuật viên và tăng thêm độ tin cậy cho việc lựa chọn shade. Khi các tab nướu, thân và màu răng cửa được chọn, ảnh của từng tab sẽ được chụp bên cạnh răng, cùng với một bức ảnh tổng hợp của cả ba tab gần răng (Hình 4-17). Cũng hợp lý khi chụp ảnh răng so màu bên cạnh hai shade khác (một sáng hơn so với shade cảm nhận được và một tối hơn); điều này cho phép kỹ thuật viên có được cảm giác cụ thể về sự thay đổi value và shade. Cuối cùng, nên chụp ảnh khuôn mặt và nụ cười tươi của bệnh nhân để cho phép kỹ thuật viên hình dung được phục hình sẽ phù hợp với diện mạo tổng thể của bệnh nhân như thế nào.

Khi chụp ảnh để gửi đến lab, hãy nhớ rằng một đèn flash khác trên máy ảnh sẽ thay đổi hình thức của răng và các shade tab do sự thay đổi nhiệt độ màu (Hình 4-18). Do đó, việc chọn nhiệt độ màu chính xác của đèn flash (5.500 đến 6.500 K) là rất quan trọng để thu được thông tin về shade khách quan trong một bức ảnh.


Giao tiếp chi tiết về màu sắc là điều cần thiết để mang lại thành công các phục hình thẩm mỹ. Trong so màu thông thường, phần lớn việc xác định màu sắc được thực hiện trực quan bởi cả bác sĩ lâm sàng và kỹ thuật viên phòng lab. Tính chủ quan liên quan đến việc đánh giá màu sắc là một trong những rào cản khó khăn nhất đối với việc giao tiếp chính xác. Sau khi nhận được phục hồi từ KTV, cách tốt nhất để xác minh sự trùng khớp là chỉ cần nhìn nó bên cạnh răng tự nhiên. Sẽ rõ ràng ngay nếu màu răng hoặc value không đúng (Hình 4-19).

3. Recommended Protocol
Bệnh nhân loại bỏ bất kỳ son môi hoặc đồ trang điểm nào khác có thể ảnh hưởng đến so màu. Nếu bệnh nhân mặc quần áo sáng màu, nên thận trọng che cho bệnh nhân một chiếc khăn trải màu trung tính (Hình 4-20a đến 4-20d).

Cấu trúc răng hiện có được làm sạch và đánh giá (ví dụ: để xác định xem nó có còn sống hay bị đổi màu do nội nha trước đó hoặc phục hồi kim loại). Điều này sẽ ảnh hưởng đến thiết kế sửa soạn răng và lựa chọn vật liệu (Hình 4-20e và 4-20f).

Độ trong và độ đục của răng tự nhiên của bệnh nhân được xác định. Điều này sẽ giúp ích trong quá trình lựa chọn vật liệu (Hình 4-20g đến 4-20i). Độ nhám bề mặt, độ bóng và đặc điểm màu cục bộ cũng cần được lưu ý.

Việc so màu được thực hiện khi bắt đầu cuộc hẹn, trước khi mắt trở nên quá mỏi. Mắt phải thẳng hàng với răng của bệnh nhân, ở khoảng cách từ 25 đến 35 cm. Điều quan trọng là không so sánh quá 5 đến 7 giây mỗi lần để tránh làm mỏi các tế bào hình nón của võng mạc. Một thẻ màu xám trung tính nên được quan sát giữa các thử nghiệm.
Các shade tab phải được giữ và căn chỉnh sao cho ánh sáng phản chiếu từ shade tab và răng tự nhiên tương tự nhau. Điều quan trọng là phải xác định màu sắc khi răng ngậm nước nhất—răng bị khô trong quá trình mài và lấy dấu.
Một loạt các tab màu được sử dụng để phân tích value của răng đối diện ở vùng nướu, thân và cạnh cắn. Value được phân tích đầu tiên, tiếp theo là chroma, sau đó là màu sắc (Hình 4-20j và 4-20k).


Số lượng các tab có khả năng phù hợp nên được giảm xuống còn vài cái càng nhanh càng tốt và chỉ những tab này mới được sử dụng để hoàn thành việc so màu.
Lựa chọn shade cuối cùng có thể được xác minh bằng các ánh sáng, góc quan sát và khoảng cách khác nhau; trong các cuộc hẹn khác nhau; và/hoặc bởi các bác sĩ lâm sàng khác nhau.
Khi đã chọn được một màu lý tưởng, một tab có màu rất sáng và một tab có màu rất tối sẽ được chụp bên cạnh răng cần so màu (Hình 4-20l).
Nụ cười tươi được chụp lại (Hình 4-20m).

Bác sĩ lâm sàng liên lạc với kỹ thuật viên và xác minh phục hồi sau khi nhận. Việc xác minh này phải được thực hiện trong một số điều kiện ánh sáng (ví dụ: ánh sáng được điều chỉnh màu và ánh sáng ban ngày tự nhiên) để đảm bảo độ chính xác của kết quả (Hình 4-20n đến 4-20s).


4. Kết luận
Khi chọn màu răng bằng phương pháp quan sát, kiến thức và kỹ năng của người thực hiện là vô cùng quan trọng. Với mức độ chủ quan cao như vậy dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong đánh giá màu. Sự phát triển của các vật liệu phục hồi với các đặc tính vật lý và quang học được cải thiện làm tăng nhu cầu về các phương pháp lựa chọn shade cải tiến thông qua các shade guide mới và thân thiện với người dùng. Cuối cùng, giảng dạy và thực hành cũng cần được phát triển hơn nữa để hướng dẫn và đào tạo các bác sĩ nha khoa tốt hơn về cách chọn màu.
5. Tổng kết
Các phương pháp truyền thống là cách tiếp cận phổ biến nhất để chọn màu; tuy nhiên, chúng liên quan đến một mức độ chủ quan, có thể dẫn đến các so sánh không thành công và giảm năng suất.
Các shade guide truyền thống hiện có sẵn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để chọn shade. Nên sử dụng các kỹ thuật chọn shade “Chọn kết quả phù hợp nhất” hoặc value-chroma-hue (dimension-by-dimension).
So màu truyền thống nên được chuyển cho kỹ thuật viên phòng thí nghiệm với đầy đủ chi tiết, bao gồm cả các bức ảnh tham chiếu.

Tự học RHM
Website: https://tuhocrhm.com/
Facebook: https://www.facebook.com/tuhocrhm
Instagram: https://www.instagram.com/tuhocrhm/