1. Ba khía cạnh của màu sắc
Để tăng tính khách quan trong truyền tải thông tin về màu sắc, trong gần một thế kỷ, các tài liệu nha khoa đã thảo luận và ủng hộ việc phân loại màu sắc theo 3 khía cạnh do nghệ sĩ người Mỹ Albert Munsell đề xuất vào năm 1898. Trong hệ thống này, màu sắc có thể được thể hiện bằng sự tương tác của ba mặt là: tông màu (HUE), độ “tinh khiết” (CHROMA) và độ sáng (VALUE).
TÔNG MÀU
Tông màu là mặt dễ nhận biết nhất của màu sắc, vì nó tương ứng với tên của màu sắc. Đó là thứ giúp phân biệt một màu với màu khác, tức là màu vàng với màu đỏ, hoặc màu xanh lá cây với màu xanh lam (Hình 6). Hue cũng được mô tả là bước sóng phản xạ chính, là kết quả của sự tương tác giữa năng lượng ánh sáng và vật thể. Trong Nha khoa, màu có sắc độ thay đổi ít nhất, do sự biến đổi nhỏ giữa các sắc thái của răng (giới hạn trong các biến thể giữa màu vàng và màu cam).
ĐỘ ‘TINH KHIẾT’
Chroma là mức độ bão hòa, cường độ, độ tinh khiết hoặc lượng sắc tố có trong một màu (hue) cụ thể, khiến cho không thể so sánh mặt này giữa các màu khác nhau (Hình 7). Đặc tính nàу ѕẽ được хác định dựa ᴠào mức độ hiện diện của màu trắng, хám ᴠà đen trong một màu. Trong các vật xuyên sáng, độ tinh khiết bị ảnh hưởng mạnh bởi độ dày của vật liệu. Trong răng tự nhiên, nó thay đổi từ răng này sang răng khác và giữa vùng này với vùng khác trong cùng một răng.

ĐỘ SÁNG
Độ sáng là mặt khó xác định nhất của màu sắc và là khả năng phản xạ ánh sáng của một vật thể. Thang độ sáng được giới hạn ở đầu trên bởi màu trắng (giá trị cao), thể hiện màu rõ nhất có thể và ở đầu dưới bởi màu đen (giá trị thấp), thể hiện độ sáng thấp nhất mà một màu có thể hiển thị. Ở đâu đó ở giữa, có một thang màu được tạo thành từ các sắc thái khác nhau của màu xám (Hình 8). Khi xem xét việc lựa chọn và tái tạo màu trong Nha khoa, độ sáng là mặt quan trọng nhất, vì sự khác biệt nhỏ về độ sáng dễ dàng nhận ra hơn những khác biệt nhỏ về tông màu và độ tinh khiết.
2. Độ trong
Răng của con người có độ trong khác nhau, có thể thay đổi tùy theo độ dày của men răng và ngà răng. Tương tự, điều này cũng xảy ra với nhựa composite và sứ nha khoa. Nói cách khác, việc tăng độ dày của các mô và vật liệu này sẽ làm tăng độ mờ và giảm độ trong của chúng.
Được định nghĩa là lượng ánh sáng tương đối truyền qua một vật liệu, độ trong có thể được coi là trung gian giữa sự chặn hoàn toàn của các tia sáng (đục) và sự xuyên sáng toàn bộ của chúng (độ trong). Do đó, các vật thể trong cho phép ánh sáng truyền qua chúng một phần làm thay đổi nó ở mức độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
Việc đánh giá màu sắc ở thể trong phức tạp hơn so với thể không trong suốt. Hue, chroma và value là các tham số không đủ để mô tả chính xác các hiệu ứng quang học quan sát được trong các vật thể xuyên sáng. Vì lý do này, độ trong được coi là khía cạnh thứ tư (về màu sắc) được dùng trong Nha khoa phục hồi. Trong khái niệm bốn chiều này, độ sáng vẫn là quan trọng nhất và thứ hai là độ trong suốt.
Ngoài độ dày, một yếu tố khác ảnh hưởng đến độ trong của răng là kết cấu bề mặt. Nó liên quan đến hình dạng bề mặt của các vật thể. Nói chung, người ta có thể chia nó thành cấu trúc vĩ mô và vi mô (Hình 10). Cấu trúc vĩ mô là những dạng ‘địa hình’ được tìm thấy trên bề mặt men, chẳng hạn như các gờ và rãnh phát triển, và chịu trách nhiệm cho các vùng phản xạ ánh sáng rộng. Các kết cấu vi mô được hình thành do những thay đổi nhỏ của bề mặt men răng, xảy ra do sự lắng đọng của các tinh thể hydroxyapatite, được thực hiện bởi các nguyên bào men trong quá trình hình thành mầm răng, dẫn đến sự hình thành các rãnh nhỏ song song, được đặt tên là perikymata. Bề mặt giàu perikymata có trách nhiệm tạo ra các vùng phản xạ khuếch tán trên bề mặt răng và do đó làm giảm độ trong suốt.

3. Động học về màu trong răng tự nhiên
Răng được hình thành bởi sự chồng lấp của men răng lên trên ngà răng. Một yếu tố chính khi nghiên cứu màu sắc răng là sự thay đổi độ dày của các mô này trong quá trình lão hóa sinh lý.
Trong răng tự nhiên, độ sáng là một đặc điểm liên quan đến men răng, trong khi độ tinh khiết và tông màu là đặc trưng của ngà răng. Những người trẻ, ít bị mài mòn do axit trong chế độ ăn uống và đánh răng, có men răng dày hơn người cao tuổi, và do đó răng sáng hơn. Khi độ mòn tăng và độ dày của lớp men giảm, độ trong của men tăng lên, cho phép độ tinh khiết và tông màu, các đặc điểm liên quan đến ngà răng, ngày càng trở nên rõ ràng. Do đó, trong quá trình tương tác của ánh sáng với các mô răng, men răng đóng một vai trò quan trọng như một màng lọc – độ dày lớn hơn hoặc nhỏ sẽ tạo nên hàm răng sáng hơn hoặc kém sáng hơn (Hình 11, 12 và 13). Như vậy, ở 1/3 cổ, nơi men răng mỏng, màu ngà răng gần như chỉ bị làm loãng đi một ít và có độ tinh khiết cao. Ở 1/3 giữa, nơi men dày hơn, men răng có thể lọc đáng kể các đặc điểm của ngà răng, làm cho vùng này có độ sáng cao và độ bão hòa thấp. Ở cạnh cắn, nơi ngà răng mỏng hoặc không có, tông màu và độ tinh khiết của răng được thay thế bằng các hiệu ứng trong suốt và đục, sẽ được thảo luận dưới đây.

TÍNH CHẤT QUANG HỌC CỦA MÔ RĂNG
Ngoài việc thể hiện các mức độ trong khác nhau, men răng và ngà răng cũng có các đặc tính quang học khác nhau, mang lại vẻ đẹp kỳ lạ cho răng, đặc biệt là opalescence và huỳnh quang (Hình 14).
Opalescent là một tính chất quang học xảy ra bằng cách tán xạ các bước sóng ngắn hơn của quang phổ khả kiến, làm cho các vật thể có màu xanh hơn khi nhìn dưới ánh sáng phản xạ và có màu da cam hơn khi quan sát dưới ánh sáng truyền qua (transmitted light). Nó được gọi như vậy bởi vì nó lần đầu tiên được quan sát thấy trong đá opal (Hình 15). Tất cả các răng được phủ một cách tự nhiên bởi lớp men có opalescence. Tuy nhiên, đặc tính này có thể được nhìn thấy rõ nhất ở răng cửa giữa hàm trên dưới dạng hơi xanh, nằm gần mép răng cửa và được đặt tên là quầng (halo) opalescent.

Ngoài việc hình thành opalescent halo, opalescence còn làm phát sinh hiện tượng quang học khác, được đặt tên là counter-opalescence, gây ra sự xuất hiện màu da cam, có thể được quan sát thấy ở vùng núm răng trước (Hình 16). Nó xảy ra khi các sóng có chiều dài lớn hơn thường được truyền qua men răng, gặp các cấu trúc có khả năng phản xạ chúng. Khi ánh sáng đi ngược lại trên men răng, bước sóng màu xanh lam vẫn bị phân tán trong khi độ dài dài hơn được truyền đi, làm cho ngà răng có màu cam. Vì tầm quan trọng thẩm mỹ lớn của nó, opalescence được một số tác giả coi là một khía cạnh của độ tinh khiết.
Răng là một cấu trúc trong suốt, và do đó, việc quan sát nó phụ thuộc vào ảnh hưởng của độ tương phản nền. Opalescence và counter-opalescence cũng chịu ảnh hưởng này. Một số tác giả nhận thấy sự nổi rõ hơn của quầng khi các răng cửa giữa hàm trên không nằm trong khớp cắn (nhìn thấy dưới nền tối của khoang miệng). Tuy nhiên, khi chúng nằm trong khớp cắn (nhìn thấy với các răng cửa hàm dưới nằm phía sau), opalescence ít thấy được hơn, trái ngược với các đặc điểm counter-opalescence, nổi bật (Hình 17). Bằng cách hiểu được vai trò và tầm quan trọng của opalescence và counter-opalescence, chúng tôi nhận thấy rằng men răng góp phần quyết định vào việc biểu hiện các biến thể tinh tế của màu sắc được quan sát thấy trong răng tự nhiên.

Huỳnh quang là một hiện tượng phát quang, tức là sự phát xạ ánh sáng tự phát nhưng không qua quá trình đốt nóng. Để hiểu rõ hơn về nó, chúng ta phải nhớ rằng toàn bộ ánh sáng khả kiến nằm trong một dải hẹp của trường điện từ, bị giới hạn ở đầu dưới bởi bức xạ tử ngoại (UV) và ở đầu trên bởi bức xạ hồng ngoại (cả hai bức xạ đều không nhìn thấy được mắt thường).
Trong khi hầu hết các vật thể tiêu tán năng lượng sáng dưới dạng nhiệt, các vật thể huỳnh quang lại phát ra một phần năng lượng này ở bước sóng nhìn thấy được, dài hơn và ở tốc độ cao hơn 10-8 segundos.
Huỳnh quang là một tính chất quang học có ở cả men răng và ngà răng, tuy nhiên, vì nó gắn liền với lượng chất hữu cơ nên cường độ của nó trong ngà răng cao hơn gấp ba lần so với men răng. Điều này xảy ra do sự hiện diện của các sợi collagen, chính xác hơn là do các axit amin giúp hình thành các sợi này, chẳng hạn như tryptophan, pyrimidine và pyridinoline. Dưới ánh sáng tự nhiên, huỳnh quang làm cho răng sáng và bóng hơn, đồng thời tạo cho chúng “sự phát quang bên trong”.
Mặc dù thực tế là huỳnh quang của men răng ít hơn huỳnh quang của ngà răng, nhưng việc quan sát đã được mô tả là một phương pháp thay thế hiệu quả cho chẩn đoán ban đầu về sâu răng, do cường độ huỳnh quang thấp của men răng sâu khi so sánh với men khỏe mạnh. Theo nghiên cứu của Matsumoto, Kitamura & Araki (1999), quá trình lão hóa sinh lý làm tăng cường độ huỳnh quang răng do một cơ chế sinh học và nhiệt tác động lên ngà răng. Kết quả này phù hợp với những thay đổi của men răng do mài mòn sinh lý, trở nên mỏng hơn và mờ hơn theo thời gian, cho phép hình dung rõ hơn về sự huỳnh quang của ngà răng bên dưới.
4. Bảng so màu
Mặc dù tính chủ quan của phương pháp quan sát bằng mắt thường đã được chứng minh trong một số nghiên cứu, nhưng so sánh trực quan răng tự nhiên với bảng so màu vẫn là phương tiện chính để lựa chọn màu trong Nha khoa.
Bảng so màu đầu tiên, với 60 mẫu màu, được tạo ra bởi Clark vào năm 1930. Kể từ đó, một số nghiên cứu đã được thực hiện để tối ưu hóa ứng dụng lâm sàng, nhưng không có thay đổi đáng kể. Hiện tại, Vitapan Classical® (VC – Vita Zahnfabrik, Bad Säckingen , Đức) và 3D-Master Vita® (V3DM – Vita Zahnfabrik, Bad Säckingen, Đức) là những bảng màu phổ biến nhất được dùng.
Được hình thành vào năm 1950, bảng so màu VC (Hình 20) đã trở nên phổ biến như là tiêu chuẩn màu cho các hệ thống sứ từ các nhà sản xuất khác nhau. Bảng này có các tab màu trong bốn nhóm sắc thái: A (nâu), B (vàng), C (xám) và D (đỏ). Các mức độ bão hòa (độ tinh khiết) khác nhau cho cùng một màu sắc được biểu thị bằng các con số. Số càng tăng tương ứng với độ bão hòa màu sắc tăng lên. Do đó, màu A có năm độ tinh khiết (A1, A2, A3, A3.5, A4) các màu B và C có bốn (B1, B2, B3 và B4; C1, C2, C3 và C4), trong khi màu D chỉ có ba (D2, D3 và D4).

Trong nhiều thập kỷ, thang đo VC được coi là một trong số các bảng so màu tham chiếu, mặc dù các nghiên cứu cũng đã mô tả các vấn đề khi sử dụng nó. Trong số những vấn đề này, có sự không nhất quán của độ tinh khiết, làm mất thời gian lâm sàng hoặc không thể lấy được mẫu có màu lý tưởng. Theo các nghiên cứu khác, màu sắc A và B của bảng này có trong hầu hết các răng tự nhiên. Sự khác biệt về hình dạng và cấu trúc và màu sắc trong các bảng so màu của cùng một hãng cũng là các vấn đề đã được ghi nhận.
Sự thay đổi nhỏ giữa các sắc thái răng và sinh lý mắt (giúp dễ dàng phát hiện các biến thể nhỏ của độ sáng hơn các biến thể về tông màu và độ tinh khiết) làm cho độ sáng trở thành vấn đề chính của màu sắc trong Nha khoa phục hồi. Để thích ứng với khái niệm này, một số tác giả đã đề xuất rằng các tab VC nên được sắp xếp lại thứ tự theo độ sáng (B1, A1, D2, A2, B2, C1, C2, D4, D3, A3, B3, A3.5, B4 , C3, A4, C4). Theo các tác giả này, việc sắp xếp lại các tab từ màu sáng hơn đến màu đậm hơn cung cấp một hệ thống đánh giá đơn chiều, hỗ trợ việc kiểm tra màu chính xác, tiết kiệm thời gian khám bệnh và giao tiếp với labo dễ dàng hơn.
Bảng so màu V3DM (Hình 21), được phát triển vào năm 1998, trình bày các tab màu thành năm nhóm, theo độ sáng. Theo nhà sản xuất, bảng so màu này được thiết kế để đáp ứng các khái niệm thẩm mỹ hiện đại. Nó có 26 tab màu được phân bổ trong năm nhóm được chỉ định bằng số (1, độ sáng cao nhất; 5, độ sáng thấp nhất). Việc chọn độ sáng là bước đầu tiên. Sau đó, lựa chọn độ tinh khiết phải được thực hiện trong nhóm độ sáng đã chọn. Trong các độ sáng 2, 3 và 4, có ba cột với chữ M (ở giữa), L (hơi vàng) và R (hơi đỏ). Việc lựa chọn độ tinh khiết ban đầu phải được thực hiện trong cột của chữ M. Những chữ cái là đại diện cho màu sắc, là bước cuối cùng của việc lựa chọn màu. Tại thời điểm đó, bác sĩ lâm sàng nên đánh giá sự tồn tại của các tab màu đỏ hoặc hơi vàng so với các tab của cột M.

Một số nghiên cứu đã báo cáo sự sắp xếp tối ưu của các tab so màu V3DM so với các bảng so màu khác. Theo các nghiên cứu này, bảng so màu V3DM cho phép lựa chọn màu sắc chính xác hơn và dễ dàng hơn. những hạn chế. Gần đây, Paravina đã đánh giá hiệu quả lâm sàng của bảng so màu bằng cách so sánh VC, V3DM và một bảng so màu mới, được phát triển dựa trên V3DM (Vita Linear Guide 3D Master® – Vita Zahnfabrik, Bad Säckingen, Đức). Kết quả cho thấy bộ so màu mới đạt được hiệu quả cao nhất, điều này thể hiện sự phát triển liên tục của các bộ so màu và bản chất không xác định của răng.
5. Chọn màu cho veneer
Sự xuất sắc của các đặc tính quang học cùng với việc sửa soạn cực kỳ bảo tồn đã làm cho veneer sứ trở thành một phương pháp điều trị phổ biến. Màu sắc của các điều trị được thực hiện với veneer sứ là kết quả của việc tương tác ánh sáng với sứ, với xi măng nhựa và chất nền (mô nha khoa và / hoặc vật liệu phục hình). Khi thực hiện lập kế hoạch cho các phục hình này, người ta phải xem xét đến ảnh hưởng màu cơ bản của chất nền. Do đó, sự khác biệt lớn giữa màu ban đầu của lớp nền và màu cuối cùng mong muốn là một thách thức lớn. Vì vậy, veneer sứ và xi măng nhựa có vai trò trung hòa màu nền và xác định màu cuối cùng của phục hình.
Mặt dán sứ được sản xuất với nhiều độ dày khác nhau, có thể thay đổi từ 0,3 mm đến 1,5 mm, có độ trong mờ khác nhau. Nói chung, việc tăng độ dày của veneer sứ tỷ lệ thuận với việc giảm độ trong, điều này làm tăng ảnh hưởng của veneer và giảm ảnh hưởng của xi măng đến kết quả màu cuối cùng. Ngoài việc thay đổi độ dày, màu sắc của veneer cũng có thể thay đổi tùy theo nhà sản xuất, thành phần hóa học, kích thước hạt và phương thức chế tạo.
Xi măng nhựa lại có các màu khác nhau và rất quan trọng đối với sự thành công của quá trình phục hồi. Thật không may, có nhiều hệ thống xi măng nhựa khác nhau có các đặc điểm khác nhau về màu sắc và độ trong. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên biết những khả năng và hạn chế của xi măng nhựa để có một ca thẩm mỹ thành công.
Giao thức chọn màu khác nhau tùy theo loại phục hồi được thực hiện. Tuy nhiên, việc quan sát và xác định các đặc tính và hiệu ứng quang học cũng cần được ghi lại. Khi việc lựa chọn và tái tạo màu sắc được thực hiện bởi cùng một cá nhân, quá trình này trở nên đơn giản và đáng tin cậy hơn. Điều này xảy ra khi phục hình được chế tạo bằng nhựa composite trực tiếp. Đối với phục hình gián tiếp, sự quan sát và lựa chọn màu thường không giống nhau giữa bác sĩ và kỹ thuật viên. Vì vậy, bước huyển màu về lab là vô cùng quan trọng trong sự thành công về mặt thẩm mỹ của phục hình.
Bảng so màu là rất cần thiết. Điều vô cùng quan trọng là bảng so màu được sử dụng trong phòng khám cũng phải giống như ở lab. Các bảng so màu, như được mô tả, không cung cấp tất cả các đặc điểm cần được tái tạo và có thể được sử dụng cùng với các công cụ đánh giá, bản đồ sắc độ và ảnh chụp thích hợp.
Trong các bản đồ màu (chromatic maps), người ta nên làm nổi bật những điểm tinh tế cần stain màu và các đặc điểm cần được định vị và thiết kế. Ảnh chụp cung cấp nhiều thông tin hơn bất kỳ mô tả bằng lời nói và văn bản nào. Các bức ảnh có kèm bảng so màu và các tùy chọn màu sắc khác nhau giúp trả lời các câu hỏi và khi được xem ở dạng đen trắng, trợ giúp rất nhiều trong việc lựa chọn độ sáng chính xác. Màu sắc hoặc độ tinh khiết phải được ghi lại bằng hình ảnh, với 3 màu từ bảng so màu được đặc dưới cạnh cắn của răng tự nhiên, từng cái một. Màu ở giữa nên là màu lý tưởng nhất, và hai màu còn lại phải có độ sáng cao hơn và một độ sáng thấp hơn. Cũng cần ghi lại đặc tính trong của răng khi chụp ảnh, bằng cách làm ẩm răng và chụp với nền đen.
Trong quá trình đánh giá màu răng, các đặc điểm sau đây cần được xác định và lặp lại theo thứ tự quan trọng giảm dần: (1) hình dạng, (2) địa hình và kết cấu bề mặt, (3) độ sáng, (4) độ trong, (5) độ tinh khiết (6) tông màu. Thứ tự này dựa trên thực tế là sự khác biệt về hình dạng, hình thái bề mặt, độ sáng và độ trong có thể được nhận biết ở khoảng cách lớn hơn so với độ tinh khiết và tông màu. Về mặt logic, việc tái tạo chính xác một đặc tính có mức độ quan trọng cao hơn sẽ không bù đắp cho những sai sót trong việc tái tạo các yếu tố ít liên quan hơn, nhưng nó sẽ làm giảm bớt nhận thức về những khác biệt nhỏ, đặc biệt là đối với những người chưa qua đào tạo.
Nguồn: Cardoso, P. de C., & Decurcio, R. (2018). Ceramic Veneers: contact lenses and fragments (1st ed.). Ponto Publishing Ltd.