1. Chất dán
Xi măng là chất tạo ra liên kết bền vững giữa hai bề mặt. Chức năng chính của nó là lấp đầy những khoảng trống nhỏ giữa cùi răng và phục hình và giữ phục hình về mặt hóa học, cơ học hoặc vi cơ học với răng, ngăn sự dịch chuyển trong quá trình thực hiện chức năng. Trong Nha khoa, có ba loại xi măng kết dính cơ bản: xi măng thông thường hoặc không kết dính (ví dụ, kẽm phốt phát); xi măng liên kết hóa học (xi măng glass ionomer); và xi măng liên kết vi cơ học (xi măng nhựa – resin cement).
Xi măng nhựa có thành phần rất giống với thành phần của nhựa phục hồi và được tạo thành bởi một nền nhựa với chất độn vô cơ được xử lý bằng silan. Tuy nhiên, chúng khác với nhựa composite bởi lượng chất độn thấp hơn và độ nhớt thấp hơn, cho phép chảy tốt hơn. Trong hầu hết các trường hợp, xi măng nhựa là loại xi măng được lựa chọn để dán phục hình bằng sứ vì có các đặc tính cơ học, vật lý và kết dính cao hơn so với các loại xi măng thông thường khác và do tính linh hoạt của chúng. Chúng cung cấp sự ổn định trong môi trường miệng với độ hòa tan thấp, độ bền liên kết cao và khả năng chống đứt gãy cao hơn, ngoài ra còn mang lại kết quả thẩm mỹ tuyệt vời.
Sự kết hợp giữa sứ và xi măng thông qua các quá trình dán thúc đẩy việc duy trì phục hồi; gia cố cả chất nền, răng và phục hồi, cung cấp cho chúng sự hỗ trợ cơ học; đóng kín giao diện phục hồi – răng, giảm rò rỉ; niêm phong các ống ngà; và tạo độ thẩm mỹ. Sự dán của các xi măng nhựa này có thể dự đoán được giúp cho việc mài răng để tạo dạng lưu giữ cơ học/vật lý trở nên không cần thiết, làm cho các cùi răng chỉ bị mài tối thiểu hoặc không cần mài, bảo tồn một lượng lớn cấu trúc răng khỏe mạnh và tủy răng. Một số nhược điểm của các loại xi măng này bao gồm chi phí cao hơn, độ nhạy kỹ thuật cao và khó loại bỏ phần thừa vùng mặt bên.
Vì không có chất dán lý tưởng nào có hiệu suất vượt trội trong nhiều điều kiện lâm sàng, các loại xi măng này có sẵn trên thị trường với các đặc tính đa dạng nhất, đáp ứng từng tình huống lâm sàng với các thành phần, màu sắc, phản ứng trùng hợp khác nhau, độ nhớt và hệ thống liên kết, ảnh hưởng đến tính chất vật lý, độ bền xử lý và liên kết của chúng. Các màu khác nhau của xi măng nhựa cho phép chúng thích ứng với các sắc thái khác nhau của chất nền răng và sứ, cho phép nha sĩ lựa chọn màu lý tưởng để có được tính thẩm mỹ mong muốn trong từng trường hợp. Một số nghiên cứu đã kiểm tra ảnh hưởng của màu xi măng nhựa đến màu cuối cùng của veneer sứ, và tất cả đều cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong các phục hình sứ mỏng.
Về đặc tính kết dính, xi măng nhựa có thể là thông thường, khi liên kết với chất nền nha khoa phụ thuộc vào hệ thống dán được sử dụng; hoặc chất dán tự dính (self-adhesives), làm cho việc sử dụng các chất dán (bonding agent) là không cần thiết. Xi măng cũng có thể được phân loại theo hệ thống trùng hợp; trong xi măng tự đông, tức là xi măng phụ thuộc vào phản ứng hóa học để trùng hợp; quang trùng hợp, hoặc phụ thuộc vào ánh sáng; hoặc trùng hợp kép, sử dụng cả hai phản ứng (Hình 1). Vì hầu hết các phục hình thẩm mỹ đều yêu cầu xi măng dán và do đó đòi hỏi một số bước trong quá trình phải đạt được sự kết dính thành công về mặt lâm sàng, nha sĩ phải hiểu ứng dụng và phương thức sử dụng của từng loại xi măng nhựa khác nhau để lựa chọn phù hợp nhằm tạo ra các phục hình đáp ứng tính thẩm mỹ, có khả năng dự đoán và có thể tồn tại lâu dài.

2. Xi măng nhựa thông thường
Xi măng nhựa thông thường là loại xi măng dựa vào toàn bộ hệ thống chất kết dính để dán với chất nền nha khoa, bằng kỹ thuật tự xoi mòn (self-etching SE) hoặc xoi mòn toàn bộ (total-etching TE). Vì số lượng bước nhiều, nên kỹ thuật rất nhạy cảm và dễ bị sai sót. Chúng là loại xi măng lâu đời nhất trên thị trường cũng như được sử dụng nhiều nhất do hiệu quả đã được chứng minh và vì sự tin tưởng của các chuyên gia. Phản ứng trùng hợp phụ thuộc vào các gốc tự do xảy ra và được bắt đầu bằng phản ứng khử trong xi măng hóa trùng hợp; bằng ánh sáng, trong xi măng quang trùng hợp; hoặc bằng cả hai phản ứng, trong xi măng kép.
2.1. Xi măng nhựa tự trùng hợp
Phản ứng trùng hợp của xi măng nhựa tự trùng hợp là hoàn toàn hóa học, tức là nó không phụ thuộc vào ánh sáng để diễn ra (Hình 2). Những loại xi măng này là loại xi măng lâu đời nhất, việc sử dụng chúng cần hỗn hợp của hai loại paste – base và catalyst, khi trộn lẫn sẽ bắt đầu phản ứng trùng hợp. Phản ứng này phụ thuộc vào một amin bậc ba thơm, đảm bảo rằng phản ứng trùng hợp hoàn toàn ở mọi độ sâu của quá trình sửa soạn và dưới mọi độ dày của vật liệu phục hồi. Tuy nhiên, amin bị phân hủy theo thời gian, nó tạo ra sự đổi màu của xi măng nhựa, khi được sử dụng trên các phục hình rất mỏng, sẽ ảnh hưởng đến màu sắc. Sử dụng các loại xi măng như vậy đòi hỏi một thời gian làm việc hạn chế, vì phản ứng diễn ra độc lập với ý muốn của bác sĩ. Chúng được chỉ định trong các trường hợp không thể có được sự xuyên sáng cần thiết để polyme hóa ở mức độ cao nhất, chẳng hạn như trong mão sứ kim loại, sứ rất dày, chốt kim loại và trong các trường hợp phục hình không bị ảnh hưởng bởi màu của nền hoặc xi măng.

2.2. Xi măng kép
Xi măng trùng hợp kép hoặc xi măng nhựa kép kết hợp các đặc tính mong muốn của xi măng quang và hóa trùng hợp (Hình 3 và 4). Bên cạnh lợi thế của phản ứng hóa học của những monome nằm ở những khu vực sâu hơn, nơi cường độ ánh sáng thấp hơn, xi măng nhựa kép đã được chứng minh là có các đặc tính cơ học vượt trội do mức độ chuyển đổi cao hơn, thể hiện độ bền uốn cao hơn như cũng như mô đun đàn hồi và độ cứng khi so sánh với xi măng quang trùng hợp hoặc tự trùng hợp.

Các loại xi măng này đã được chứng minh là có ứng dụng rộng rãi để dán mão sứ khi lượng ánh sáng cần thiết cho quá trình trùng hợp có thể không đầy đủ, do quá trình trùng hợp hoá học có thể bổ sung cho phản ứng ở những vùng mà ánh sáng không xuyên qua. Tuy nhiên các đặc tính ưu việt của chúng sẽ được đảm bảo hơn nếu được trùng hợp hiệu quả từ các nguồn ánh sáng có năng lượng lớn.
Các loại xi măng này cũng thu được từ việc trộn base và catalyst, và giống như xi măng tự trùng hợp, cũng chứa amin bậc ba thơm trong công thức của chúng, tạo ra các sản phẩm oxy hóa có thể làm ảnh hưởng đến độ ổn định màu của xi măng theo thời gian và do đó chống chỉ định sử dụng cho veneer. Các loại xi măng này cũng không có nhiều loại màu khác nhau, điều này làm giảm khả năng của nha sĩ trong việc kết hợp màu thông qua việc sử dụng xi măng. Ngoài ra, nhà sản xuất không cung cấp ống thử màu (try-in colored pastes), điều này cũng hạn chế việc sử dụng xi măng này để gắn veneer. Ngoài ra, thời gian làm việc và độ chảy làm khó sử dụng và hạn chế chỉ định của chúng.
Một số tác giả đã cố gắng chỉ sử dụng base mà không có catalyst của một số loại xi măng kép để thu được xi măng quang trùng hợp nhằm loại bỏ tác dụng không mong muốn của amin bậc ba, tuy nhiên, mặc dù kết quả thuận lợi, đây không phải là chỉ định của nhà sản xuất, và các đặc tính tốt của xi măng này chỉ thu được khi trộn base và catalyst. Ngay cả với kết quả thẩm mỹ tốt, việc sử dụng base vẫn khó khăn do mức độ chảy thấp hơn và độ nhớt thấp hơn, đặc biệt là khi nói đến mặt dán sứ không mài hoặc “kính áp tròng”. Do độ dày tối thiểu của nó, sứ có thể bị gãy do cần áp lực lớn hơn để đặt trên chất nền. Khuyến cáo rằng xi măng nhựa nên được sử dụng với các hệ thống dán có cùng phương pháp trùng hợp, với mục đích không gây ra các phản ứng hóa học không mong muốn giữa các sản phẩm. Ngoài ra, không nên sử dụng xi măng kép với hệ thống tự xoi mòn một bước do tương tác hóa học bất lợi giữa các monome có tính axit từ lớp bề ngoài nhất của chất dán, không được trùng hợp hoàn toàn cũng như nhựa amin thơm của xi măng kép .
Một loại xi măng kép mới hứa hẹn sẽ được chỉ định để dán veneer, RelyX Ultimate® (3M ESPE, USA) (Hình 5). Theo nhà sản xuất, loại xi măng này không phụ thuộc vào amin bậc ba thơm để trùng hợp, mà chứa một thành phần khác có chức năng tương tự, giúp nó bền màu theo thời gian. Hơn nữa, nó cung cấp paste try-in để kiểm tra màu trước khi gắn xi măng, một tính năng trước đây chỉ có ở xi quang trùng hợp. Các nghiên cứu cần được thực hiện để quan sát tính năng thực tế của xi măng trước khi có chỉ định an toàn để sử dụng nó cho veneers sứ.

2.3. Xi măng nhựa quang trùng hợp
Xi măng nhựa quang trùng hợp là những loại xi măng có phản ứng trùng hợp bằng ánh sáng nhìn thấy (Hình 6). Ưu điểm chính của các loại xi măng này là thời gian làm việc và độ bền màu lớn nhất.

Chúng rất thích hợp cho veneers, kính áp tròng và ceramic fragments vì màu sắc của chúng ảnh hưởng đến màu cuối cùng của quá trình phục hình, và có nhiều màu sắc và độ trong khác nhau, với các loại paste thử màu tương ứng, để xác minh kết quả trước khi gắn (Hình 7). Ngoài ra, xi măng nhựa quang trùng hợp có độ bền màu cao hơn khi so sánh với xi măng nhựa kép và xi măng tự trùng hợp, do không có amin bậc ba thơm. Hơn nữa, nó giúp màng xi măng có độ dày nhỏ nhờ độ chảy cao và độ nhớt tuyệt vời, tạo điều kiện loại bỏ lượng dư thừa và rút ngắn thời gian hoàn thiện sau quá trình gắn xi măng. Liên kết của những loại xi măng này với sứ bị ảnh hưởng mạnh bởi mức độ trùng hợp, mô đun đàn hồi, độ bóng và độ dày của xi măng. Mặc dù có các đặc tính tốt, xi măng qquang trùng hợp không được chỉ định cho các veneer hay mão quá dày hoặc ít trong vì khó để ánh sáng đi qua, và do đó trong những trường hợp này, xi măng sẽ không đạt được mức độ chuyển đổi tối ưu, ảnh hưởng đến các tính chất cơ học cũng như độ kết dính của nó.
Vật liệu composite có độ nhớt thấp và nhiệt dẻo được chỉ định và sử dụng rộng rãi để dán phục hình, mặc dù Đội ngũ nha khoa ABO-GO của chúng tôi tin chắc về chỉ định chính xác của việc sử dụng xi măng quang trùng hợp để dán sứ veneer. Ngay cả khi có nhiều kinh nghiệm lâm sàng, nha sĩ hầu như không thể đoán trước được kết quả cuối cùng (đặc biệt là đối với trường hợp veneer không mài) khi sử dụng xi măng nhựa mà không thử màu trước; và nếu dùng nhựa nhiệt dẻo và độ chảy thấp thì lại không thể thử màu được.
3. Xi măng nhựa tự dán kép

Xi măng nhựa tự dán có thể dính vào bất kỳ chất nền răng nào mà không cần dùng axit hoặc chất dán. Việc sử dụng được hoàn thành chỉ trong một bước, khiến chúng trở nên hấp dẫn về mặt lâm sàng, vì chúng loại bỏ các hạn chế và rủi ro của kỹ thuật liên kết phức tạp trong khi giảm thiểu nhạy cảm sau gắn (Hình 8 đến Hình 10). Mặc dù có độ pH thấp (pH <2), quá trình khử khoáng được tạo ra trong ngà răng và men răng thông qua việc sử dụng xi măng này chỉ ở bề mặt, quan trọng hơn là cơ chế bám dính của chúng dựa trên sự bám dính hóa học nhiều hơn là sự lưu giữ vi cơ. Các monome chức năng có tính axit (10-MDP) có tác dụng chelat hóa đối với các ion canxi của hydroxyapatit, thúc đẩy liên kết hóa học. Hơn nữa, các nhóm cacboxyl của axit poly-alkenoic (có trong RelyX U200®, 3M ESPE, Hoa Kỳ – Hình 8) hình thành liên kết ion với chính canxi này, làm tăng thêm liên kết hóa học. Việc xoi mòn ngà răng bằng axit photphoric trước khi sử dụng xi măng tự dính sẽ gây bất lợi cho độ bền liên kết của nó và nên tránh. Tuy nhiên, xoi mòn men rất được khuyến khích, vì độ bám dính của xi măng với men được coi là không thích hợp hoặc không đủ. Sự ảnh hưởng do nước từ các ống ngà vẫn còn là một vấn đề đối với các loại xi măng tự dính. Sự xâm nhập của chất lỏng trong quá trình quang trùng hợp sớm làm giảm chất lượng của xi măng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của bong bóng nước hình thành từ bề mặt xi măng-ngà răng trên các cùi răng sửa soạn nhiều, có thể làm “mềm” xi măng và làm suy yếu độ bền của liên kết.
Một số nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy kết quả tốt về tuổi thọ của các phục hình được gắn bằng xi măng tự dính, mặc dù cần có nhiều nghiên cứu dọc hơn trước khi khuyến nghị một cách an toàn việc sử dụng các chất kết dính này để gắn kết các phần phục hình như inlay, onlay và veneers.
Ngày nay, có thể nói rằng ngành Nha khoa chưa thể phát triển ra một loại xi măng lý tưởng, tức là loại xi măng có tất cả các đặc tính mong muốn như một chất làm đầy hoàn chỉnh giữa răng – phục hồi, có độ lưu giữ cao, độ bền cao, trám bít kín, không hòa tan trong môi trường miệng, có độ trong suốt, tính chất quang học tốt và đã được chứng minh lâm sàng theo chiều dọc. Vì vậy, việc lựa chọn vật liệu dán thích hợp là một bước rất quan trọng đối với tuổi thọ của veneers sứ (Bảng 1). Khi chọn xi măng, một số đặc điểm phải được xem xét, chẳng hạn như nền răng mà xi măng đặt lên; nhu cầu về paste try-in (thử màu); độ dày và màu sắc của sứ, cũng như độ trong cũng như sự truyền sáng liên quan đến ảnh hưởng của màu xi măng trên bề mặt; vị trí của phục hồi; thời gian làm việc; và mức độ nhớt cần thiết. Như đã nói cũng như với tất cả những gì y văn cung cấp, gắn xi măng của veneer sứ dày, nhóm của chúng tôi đề xuất sử dụng loại xi măng quang trùng hợp, dựa trên các tính chất vật lý và hóa học của chúng, và đặc biệt là do khả năng dự đoán màu sắc của kết quả.

Nguồn: Cardoso, P. de C., & Decurcio, R. (2018). Ceramic Veneers: contact lenses and fragments (1st ed.). Ponto Publishing Ltd.